phong tỏa TP.HCM

Các thiện nguyện viên phân phát lương thực cứu trợ đến dân nghèo đang trong cơn túng quẫn bởi chính sách phong tỏa của nhà cầm quyền. Ảnh chụp từ Youtube Việt Tân

Cảm động trước cảnh phát lương thực cứu trợ lưu động

Khi đảng và nhà nước ban hành và thực thi nghiêm ngặt lệnh phong tỏa dài hạn nhiều tỉnh, thành nhưng lại bỏ mặc dân tự lo liệu trong cơn đại dịch, người dân và các tổ chức thiện nguyện, xã hội dân sự,… đã và đang phải tự cứu giúp, tương trợ lẫn nhau.

Tuy lo ngại bị phạt nặng nhưng các thiện nguyện viên vẫn cố gắng phát lương thực cứu trợ cho bà con nghèo trong tình trạng nhà cầm quyền phong tỏa, kiểm soát gắt gao.

Một cuộc tháo chạy “vĩ đại” của dân chúng khỏi các thành phố lớn như HCM, Hà Nội đang phơi bày trước mắt chúng ta cái sự thật không những của đói khát, của sợ hãi, của sự hỏng hóc trong bộ máy. Và tất nhiên không phải chỉ có thế. Ảnh: Internet

Tháo chạy và trở về

Cái gì đang đợi họ ở quê sau những ngày đi xe máy, xe đạp, đi bộ vượt núi băng rừng để về nhà? Không có gì cả ngoài một nơi thân thuộc đã từng gắn bó. Nếu anh em, cha mẹ, họ hàng, bè bạn ở quê có nổi vài triệu bạc thì làm sao nỡ để họ đạp xe 1.300 cây số như thế, làm sao để cả một đoàn người rồng rắn đi qua cát bỏng hàng trăm cây số như thế?

Một xe tải hàng hóa bị chặn ở chốt kiểm soát. Ảnh chụp Youtube Giàu Dương

Tài xế xe tải “bức xúc” vì tình trạng “ông nói gà bà nói vịt” tại chốt kiểm soát

Tình trạng “ông nói gà bà nói vịt,” diễn giải tùy tiện… tại các chốt kiểm soát khiến giới tài xế xe tải hàng hóa và người dân không biết phải hành xử thế nào để không bị nhà chức trách cho là “vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid,” dẫn đến các hình thức chế tài như đưa đi cách ly, phạt tiền thật nặng, v.v.

Ảnh: FB Manh Dang

Cần chế định chính quyền “Tuyên bố vùng dịch”

…Việc ban hành các quy định giãn cách xã hội bao gồm biện pháp hạn chế đi lại, giao tiếp giữa công dân, một mặt là giải pháp y tế, mặt khác, về phương diện pháp lý cần được nhìn nhận đã làm hạn chế các quyền tự do của công dân như: Quyền tự do đi lại. Cũng thế, biện pháp truy vết tiếp xúc của cá nhân đối với các ca dương tính đã xâm phạm vào quyền bí mật đời sống riêng tư, điện thoại.

Chưa hết, đóng cửa các chợ đầu mối, chợ truyền thống, các nhà hàng, cửa hiệu buôn bán… đều là các sự hạn chế quyền tự do kinh doanh, lao động của công dân.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một cơ sở y tế. Ảnh: AFP

Sở Y Tế TP.HCM cấm bệnh viện trực tiếp nhận cứu trợ sau khi có kêu gọi dân đóng góp

Nhiều mạnh thường quân cũng chia sẻ trên mạng xã hội rằng, khi nghe tin các bệnh viện thiếu máy móc, trang thiết bị thì đi mua mang đến tặng nhưng các bệnh viện không dám nhận, lý do được đưa ra là do Sở Y Tế TP.HCM không cho phép theo công văn 4355. Một số ý kiến cho rằng Sở Y Tế quy định như vậy là vô cảm, đi ngược lại với chủ trương của chính phủ, đang vận động người dân ủng hộ chống dịch.

Tình trạng dân tình điêu đứng bởi lệnh phong tỏa. Ảnh trái: Các F0 nằm la liệt ở hành lang chờ đưa đi cách ly. Ảnh phải: Người dân xếp hàng chờ nhận đồ ăn các nhóm từ thiện. Nguồn: VNTB

Tin nổi không: 18.981 người mất việc, 47 người được nhận trợ cấp thất nghiệp

Chính vì vậy, ông Chủ Tịch HUBA Chu Tiến Dũng nhận định khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng nội địa ngày càng cao, do sự thiếu đồng bộ trong hệ sinh thái các chuỗi sản xuất cũng như thiếu đồng bộ và nhất quán về các chính sách của các địa phương. Điều này dẫn đến nguy cơ sau đại dịch thị trường trong nước của các doanh nghiệp sẽ bị cạnh tranh và có nguy cơ thu hẹp do các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh, lấy mất thị trường trong giai đoạn cách ly, phòng chống dịch.

chuyen o banh mi va ong ngoai

Hai chuyện “bánh mì” và “ông ngoại” thể hiện bản chất của chế độ CSVN

Hai chuyện “nhỏ” xảy ra hầu như cùng lúc tại Việt Nam, một phó chủ tịch phường “xử lý” một người dân vì đi mua bánh mì, một cô “tiểu thư đỏ” khoe mình được chích vaccine “xịn” Pfizer của Mỹ sản xuất.

Hai câu chuyện tưởng nhỏ nhưng thật ra rất lớn, vì nó lột tả đầy đủ bản chất chế độ cộng sản ở Việt Nam. Hai câu chuyện đó là mô hình thu nhỏ của xã hội cộng sản Việt Nam hiện tại, lột tả thực tế ý thức hệ của chế độ, một ý thức hệ rất phản động.

Các chợ truyền thống bị đóng cửa, những điểm cung cấp thực phẩm nhỏ lẻ đều bị đóng cửa khiến dân Sài Gòn rất vất vả để có thức ăn hàng ngày. Ảnh: Reuters

Covid làm ‘bùng phát’ bất công, bất cập và bất bình tại Sài Gòn

Không chỉ cư dân Sài Gòn, mà một số nhà quan sát thời sự cư ngụ ở các tỉnh thành khác cũng cho rằng đợt bùng phát dịch COVID-19 hiện nay đang làm cho họ thấy rõ những bối rối, bất cập và bất nhất của chính phủ trong các chính sách ngăn ngừa và đối phó với dịch bệnh tại “tâm dịch,” khiến cho không ít người dân bất bình và lên tiếng phản ánh trên các trang mạng xã hội.

Tình trạng bất cập và tùy tiện trong các quy định phòng chống dịch và thực hiện giãn cách xã hội đã đem đến rất nhiều hệ luỵ và khó khăn cho người dân từ vấn đề lương thực, thực phẩm hàng ngày cho đến công việc làm ăn, kinh doanh và đi lại.

Trong một thư ngỏ hôm 19/7/2021, Chủ Tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong thú nhận thành phố đang trong giai đoạn rất khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Ảnh: Vietnamnet

Khi lãnh đạo thành phố HCM lên tiếng

Đáng lý ra, lá thư của chủ tịch TP.HCM cần phải công bố sớm hơn, ít nhất là cách nay 10 ngày. Đó là khoảng thời gian mà các ca nhiễm mới trong vòng 1.000 trường hợp mỗi ngày. Nhưng tới nay, lá thư lại được công bố sau khi các ca nhiễm lên đến gần 4.000 ca một ngày và tổng số trường hợp nhiễm bệnh đã vượt qua mức 30.000, chỉ trong vòng một tuần.

Điều này phải nói là lãnh đạo TP.HCM nói riêng và Ban Chỉ Đạo Trung Ương nói chung đã đánh giá sai tình hình. Sự sai lầm này một phần do căn bệnh chủ quan, một phần do thiếu khả năng phán đoán tình hình và vì không quan tâm tới ý kiến của các chuyên gia y học về bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ Phan Xuân Trung phát động một chiến dịch bất tuân dân sự

Giữa giòng truyền thông về Covid-19 phát đi của nhà nước với thông điệp rất rõ: Phải sợ hãi và biết vâng lời, thì Bác Sĩ Phan Xuân Trung đang có những ý kiến khác biệt. Ông lên tiếng thường xuyên trên trang Facebook của mình khiến ngày càng nhiều người quan tâm, thậm chí các đài quốc tế cũng gọi phỏng vấn. Đơn giản, ông đòi hỏi những phân tích khoa học, và để đối phó với Covid-19 là những giải pháp khoa học, chứ không thiên về mệnh lệnh chính trị.

Người dân TPHCM nhận gạo miễn phí trong đợt dịch Covid-19 hôm 11/4/2020. Ảnh: Reuters

Dân nghèo TP.HCM kiệt quệ vì dịch bệnh vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ từ gói 886 tỷ

Ông Bình kể, từ khi bị bắt buộc phải ở nhà (theo Chỉ Thị 15 và 16), gia đình ông chỉ nhận được sự giúp đỡ của bà con hàng xóm chứ chính quyền chưa hề hỏi han một câu nào: “Một gia đình bốn người lao động mà thất nghiệp hết. Nội cái tiền điện, tiền nước không được hỗ trợ một đồng nào, nói chi tới là tiền ăn. Xã phường chưa bao giờ đem đến cho người dân ở khu vực này được một cọng rau, một hột gạo nào, chỉ có những người dân, những mạnh thường quân tới đây thấy hộ nào khó khăn thì người ta hỗ trợ cho ít rau ít gạo để ăn thôi, chứ Nhà nước là chưa có ai được hỗ trợ hết trơn.”

Gia đình ông có nghe thông tin về gói hỗ trợ này trên ti vi, nhưng gần đến ngày hạn chót phát tiền là ngày 15/7 vẫn chưa thấy tổ trưởng nơi ông sinh sống thông báo.

Một khu vực ở TP.HCM bị phong tỏa hôm 12/7/2021. Ảnh: Netnews

Nghịch lý chống dịch

Đóng chợ đã là điều sai lầm. Đóng luôn quán ăn, vốn dĩ có thể chia lửa cho bao nhiêu gia đình, lại là quyết định khó hiểu. Đóng luôn các lò bánh mì, bánh bao thì không thể hiểu nổi.

Ai đời, dân chuyên thì ngồi ở nhà, dân không chuyên như bưu điện, nhà thuốc, cửa hàng mỹ phẩm… này nọ thì lại đi bán rau. Tiểu thương rành sáu câu về bán chợ, vỉa hè, lề đường thì bị cấm, lôi xềnh xệch về phường như tội đồ, còn mấy anh máy lạnh bày rau củ quả ra vỉa hè bán thì lại được phong anh hùng giải cứu.

Chuyện bao tử của hơn 10 triệu dân Sài Gòn phồn vinh bị thách thức, chưa nói đến những sang chấn tinh thần của biết bao người đang trong khu cách ly, phong tỏa…