phong trào xuất khẩu lao động chui

Tác giả ghi lời chia buồn trong sổ ở hội đồng địa phương vùng Thurrock thuộc hạt Essex. Ảnh: VOA/Nguyễn Hùng cung cấp.

Vụ 39 người tử nạn: Anh kính cẩn, Việt sượng sùng

Hàng trăm người, trong đó có cả thủ tướng và bộ trưởng nội vụ Anh, đã ghi lời chia buồn cũng như mang hoa tới tưởng niệm nạn nhân. Họ mang hoa ra cả vườn hoa gần trụ sở hội đồng địa phương Thurrock và cả tại khu công nghiệp mà tại đó người ta phát hiện ra thi thể 39 người. Còn các quan chức Việt Nam thì sao? Cả đại sứ Việt Nam tại Anh cũng như đoàn của Bộ Công an đều đã tới hạt Essex. Nhưng tôi không hề thấy nói gì tới chuyện họ ghi lời chia buồn vào sổ.

Bộ Trưởng Bộ Công An Tô Lâm bên hành lang Quốc Hội hôm 4 tháng Mười Một, 2019 trả lời phỏng vấn của Báo Tuổi Trẻ Online: “Thông tin báo chí cung cấp là rất quan trọng, nhưng không nên đưa tin để làm phức tạp thêm tình hình trong nước và quốc tế,”...

Một chính quyền thiếu tử tế

Rõ ràng, trong thảm kịch 39 người Việt chết tại Anh, xét cho đến cùng, thì nhà nước không thể vô can khi công dân của mình kéo nhau mạo hiểm, chấp nhận đem cả nhân phẩm, sinh mạng để hoán đổi cơ hội hi vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu là một chính phủ tử tế và có lòng tự trọng thì cần phải nhận thức sự thật này, phải thấy mình có lỗi và trách nhiệm với công dân của mình.

Hiện trường nơi phát giác chiếc xe container chở 39 nạn nhân tử vong trên đường đưa lậu vào Anh (trái) và các bó hoa người dân địa phương Essex tỏ lòng thương tiếc các nạn nhân.

CSVN không thể chối bỏ trách nhiệm vụ 39 người bị chết cóng

“Đừng cứ lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho Nhà nước Việt Nam”! rõ ràng là những lời lẽ đầy thách thức và ngạo mạn của Hà Nội gởi đến dư luận đang quan tâm tìm hiểu về vấn đề trách nhiệm về cái chết tức tưởi của 39 nạn nhân xấu số ở Essex. Trong vị trí là một nhà nước với đầy đủ quyền lực trong tay, nhà nước cũng như đảng CSVN không thể chối bỏ trách nhiệm của mình trước sinh mạng của 39 công dân Việt Nam, vì vậy cần phải vạch rõ nhà nước Việt Nam phải chịu trách nhiệm gì và không thể lấp liếm để chạy trốn.

Đảng Cộng Sản nên chấm dứt thói vô trách nhiệm

Liên quan vụ 39 người Việt chết trên xe container đông lạnh vào Anh, báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN – đã lên án “các thế lực thù địch”, quy trách nhiệm thuộc về nước Anh, trong khi cho rằng chính phủ Việt Nam đã làm hết sức mình (sic). Qua bài viết trên, báo Nhân Dân cáo buộc “một số tổ chức, cá nhân lại tìm cách lợi dụng sự hoang mang, lo lắng, thậm chí là nỗi đau để cố đẩy vấn đề theo hướng tiêu cực, coi đó như là cơ hội để vu cáo Nhà nước Việt Nam.”

Gia đình cô Bùi Thị Nhung, tỉnh Nghệ An, một trong 39 người nghi chết ở Anh Quốc ngày 23 Tháng Mười, 2019, trên đường nhập lậu, lập bàn thờ cô tại nhà hôm 28 Tháng Mười. Ảnh: Linh Phạm/Getty Images

Vì sao chết ngạt trên đất người?

Trong 24 người mới chết tha hương, họ phải là những con người khỏe mạnh, nhiều người thông minh, khôn ngoan và gan góc, can đảm. Ở một quốc gia khác, họ có thể đóng góp xây dựng quê hương! Nhưng họ đã không có cơ hội nên mới phải trốn đi. Dân tộc Việt Nam đã mất bao nhiêu người thông minh và can đảm từ năm 1975 đến nay! Nghĩ có tiếc không? Có thương không?

Tác giả ghi lời chia buồn trong sổ ở hội đồng địa phương vùng Thurrock thuộc hạt Essex. Ảnh: VOA -Nguyễn Hùng cung cấp.

Chặng thầm lặng cuối cùng của 39 người xấu số

Họ cho rằng lao động tại Anh sẽ giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn và nhanh hơn so với ở lại Việt Nam. Gia đình họ mong con cái sang Anh để gửi tiền về phụ giúp gia đình. Họ không có quan hệ để có thể đi nhờ chuyên cơ hay đi bằng hộ chiếu công vụ rồi trốn ở lại nên tìm con đường vất vả và chông gai hơn. Nhưng chắc chắn họ không hề nghĩ rằng họ có thể phải bỏ mạng trên con đường mưu sinh.

Hành trình, các trạm trung chuyển, những đích đến. Và những "xuất khẩu lao động chui" làm những ngành nghề gì nơi các đích đến đó. Ảnh: Infographic RFA

Infographic: Xuất khẩu lao động, cười ra nước mắt…!

Những người được đưa đi “xuất khẩu lao động chui” qua những cách nào? Hành trình, các trạm trung chuyển, những đích đến? Và những “xuất khẩu lao động chui” làm những ngành nghề gì nơi các trạm trung chuyển, các đích đến đó?

Từ ô nhiễm môi trường Formosa đến phong trào xuất khẩu lao động chui

Tại sao nhiều người Việt Nam đã phải trả rất nhiều tiền để bị chết? Tại sao Việt Nam đã không còn chiến tranh nhiều năm rồi mà vẫn còn nhiều người bị buộc phải bỏ xứ ra đi?! Việc công ty Formosa đổ chất thải độc hại vào ngư trường cách đây 3 năm dẫn đến tình trạng không có việc làm, cùng với sự khuyến khích của chính quyền và các băng đảng buôn người, cùng với thảm họa môi trường và sự đàn áp của chính phủ đối với người Công Giáo là những nguyên nhân khiến cho làn sóng người dân địa phương bỏ xứ đi tìm việc làm ngày càng gia tăng.