Putin

Thủ Tướng Estonia Kaja Kallas. Ảnh chụp ngày 22/04/2022, Reuters - Ints Kalnins

Nữ thủ tướng Estonia: Không nên đề ra một lối thoát cho Vladimir Putin

Khi một số người khẳng định hòa bình phải là mục đích, điều này làm tôi nhớ đến thời kỳ bị Liên Xô chiếm đóng sau chiến tranh lạnh. Vâng, chúng tôi [Estonia] có hòa bình. Nhưng đó là một nền hòa bình kèm theo giết người, bạo lực, đàn áp. Gia đình tôi đã bị đày sang Siberia. Tôi không hề nghi ngờ về những gì sẽ diễn ra ở Ukraine, nếu chúng ta cứ đòi hỏi hòa bình bằng mọi giá. (Ngoại Trưởng Estonia Kaja Kallas)

Càng thất bại trong cuộc chiến xâm lăng Ukraine, Putin càng lồng lộn điên cuồng, hăm dọa với hàm ý rằng ông ta sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí nguyên tử. Ảnh: Reuters

Câu chuyện một kẻ chuyên quyền

Càng thất bại, Putin càng lồng lộn điên cuồng. Đe nẹt NATO, hăm dọa EU, qua đó gởi một thông điệp thách thức Hoa Kỳ với hàm ý rằng ông ta sẽ không ngần ngại sử dụng sức mạnh của vũ khí nguyên tử…

Ai cũng biết, Putin hiện sở hữu trên 6.000 đầu đạn nguyên tử thừa hưởng từ ngày Liên Xô qua đời. Nhưng Putin quên rằng, nước Nga có thì nước khác cũng có và dư sức phản đòn.

Nga tấn công xâm lược Ukraine, ngày 24/2/2022. Ảnh: The Times

Chiến tranh Ukraine: Bước ngoặt lịch sử về phi toàn cầu hóa, phân mảnh thế giới

Cho dù kết quả ra sao, cuộc chiến tranh Ukraine do Tổng Thống Nga Vladimir Putin phát động có nguy cơ gây ra sự phân mảnh thế giới cả về địa chính trị, kinh tế và kỹ thuật số, và đây là điều đáng lo ngại. Trên đây là nhận định của cây bút thời luận Pierre Haski của tuần báo Pháp L’Obs trong bài viết “Những hậu quả đáng lo ngại của sóng xung kích chiến lược trong cuộc chiến ở Ukraine,” đăng ngày 28/03/2022.

Một nhà máy nén khí đốt ở Rembelszczyzna, ngoại ô Varsaw, Ba Lan, ngày 27/04/2022. Ảnh: Reuters - Kacper Pempe

Cắt khí đốt Ba Lan và Bulgaria: Đòn nắn gân Liên Âu của Vladimir Putin

Hành động này được đánh giá là một bước leo thang mới của Kremlin gây tăng giá nhiên liệu và ép các nước khác trong Liên Âu phải chấp nhận các điều kiện của Kremlin và nhằm đối phó với viễn cảnh Liên Hiệp Châu Âu đang chuẩn bị loạt trừng phạt mới đối với Nga.

Bộ Quốc Phòng CSVN cho biết sẽ tham dự Hội thao quân sự quốc tế Army Games 2022 do Nga tổ chức. Ảnh chụp Youtube VOA

Việt Nam loan báo tham dự Army Games 2022 do Nga tổ chức

Bộ Quốc Phòng Việt Nam cho biết sẽ tham dự Hội thao quân sự quốc tế Army Games 2022 do Nga tổ chức, chỉ vài ngày sau khi truyền thông nhà nước Nga thông báo về cuộc tập trận quân sự chung với Việt Nam trong lúc tiến hành cuộc xâm lược ở Ukraine.

Hình ảnh những ngôi mộ tập thể, những xác chết của thường dân vô tội nằm rải rác trên đường phố ở Ukraine đã không khiến ông Tập Cận Bình quan tâm nhắc đến tại Diễn Đàn Châu Á Bác Ngao 2022 tổ chức tại Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh: Youtube Việt Tân

Diễn giải bệnh hoạn của Tập Cận Bình và Putin về “hòa bình” và “an ninh”

Hình ảnh những ngôi mộ tập thể, những xác chết của thường dân vô tội nằm rải rác trên đường phố ở Ukraine tiếp tục xuất hiện khiến thế giới ngày càng kinh hoàng trước sự tàn bạo của quân xâm lược Nga.

Thế nhưng theo nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, mối đe dọa lớn đối với hòa bình thế giới không phải là kẻ sát nhân Vladimir Putin mà là “tâm lý Chiến Tranh Lạnh” của phương Tây – các quốc gia đang sử dụng các biện pháp trừng phạt để cố gắng chấm dứt các cuộc tàn sát, Tập Cận Bình đã phát biểu qua video hôm 21 tháng Tư tại Diễn Đàn Thường Niên Châu Á Bác Ngao 2022 (Boao Forum for Asia 2022) tổ chức tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Bài học từ chiến tranh Nga-Ukraine: Tham vọng lãnh thổ và kẻ xâm lược

Mới hay, xâm chiếm lãnh thổ Ukraine mới là mục tiêu lớn nhất của chính quyền Putin. Trung lập, NATO, phát xít… tất cả chỉ cái cớ để phát động chiến tranh nhằm cướp đoạt đất đai, mở rộng lãnh thổ. Cuối cùng thì kẻ xâm lược tự mình lật tẩy dã tâm.

Chính phủ Đức đã dừng đường ống dẫn khí đốt quan trọng Nord Stream 2 trị giá 11 tỉ USD của Nga sau khi Tổng Thống Nga Putin ra lệnh đưa quân vào Ukraine. Ảnh: chụp từ Youtube DW

Vài nhầm lẫn thông tin về giằng co dầu khí giữa Châu Âu và Nga

Trong các thảo luận về tranh chấp dầu khí giữa Châu Âu (EU) và Nga liên quan đến cuộc chiến Ukraine hiện nay, có khá nhiều thông tin chưa rõ ràng và mang tính tuyên truyền, tâm lý chiến là chính.

Bài viết này hy vọng làm rõ các thắc mắc và nhầm lẫn có thể có.

Chiến hạm Moskva của Hải Quân Nga chìm ở Biển Đen sau khi bị tên lửa Ukraine tấn công, 18/04/2022. Ảnh:  Shutterstock

Ukraine đã tiêu diệt soái hạm Moskva của Nga như thế nào?

Bộ Quốc Phòng Nga tuyên bố con tàu chiến (Moskva) đã bị chìm sau khi một vụ hỏa hoạn do tai nạn đã làm nổ kho đạn trên tàu. Nhưng các đoạn phim quay lại cảnh con tàu bị hư hại, xuất hiện vào ngày 18/4, dường như lại xác nhận tuyên bố của Ukraine, rằng chính họ đã bắn trúng soái hạm Nga.

Làm thế nào mà một bên được coi là yếu thế lại có thể gây ra tổn thất hải quân đáng kể như vậy?

Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (phải) và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson. Ảnh chụp màn hình Youtube Việt Tân

Phần Lan và Thụy Điển quyết định

Khi ông Putin chính thức yêu cầu NATO phải ngưng thâu nhận các hội viên mới, các nước Âu Mỹ đã trả lời bằng quan niệm chủ quyền quốc gia: Không nước nào có thể ép buộc các nước khác gia nhập hay không gia nhập bất cứ liên minh nào.

Hai nước Phần Lan và Thụy Điển có thể trở thành hội viên NATO trong mấy tháng tới. Chủ trương ngoại giao của ông Vladimir Putin thất bại. Đây cũng là một bài học cho ông Tập Cận Bình.

Cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine không có nghĩa là NATO gây chiến với Nga

Một tỉ Euro (1,1 tỉ đô la) sẽ bốc hơi nhanh chóng nếu bạn đang tham gia một cuộc chiến. Nhưng tuyên bố của Đức, vào ngày 15/4, rằng nước này sẽ cung cấp một khoản viện trợ quân sự bổ sung tương đương với số tiền trên cho Ukraine chí ít cũng có thể làm dịu những lời chỉ trích về việc nước này không gửi xe tăng. Hành động này là một phần của làn sóng cam kết cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine gần đây. Hai ngày trước đó, Mỹ hứa hẹn một khoản viện trợ mới trị giá 800 triệu đô la, bao gồm các xe bọc thép vận chuyển nhân sự và máy bay trực thăng.

Các binh lính lực lượng ly khai của nước cộng hòa tự xưng Donetsk đang chiến đấu với quân đội Ukraina trong vùng miền Đông, ngày 15/04/2022. Ảnh: AP/ Alexei Alexandrov

Miền Đông Ukraina: Vài điều cần biết về Donbass

Donbass là vùng lãnh thổ của Ukraine bao gồm các tỉnh Donetsk và Luhansk. Donbass được ghép từ tên con sông Don chảy qua vùng và bass có nghĩa là lưu vực. Vùng đất nói tiếng Nga này nằm ở phía Đông Ukraine, có biên giới với Nga.

Theo số liệu của AFP, trước khi cuộc xung đột nổ ra năm 2014, vùng Donbass có 7,3 triệu dân trên tổng số 45,5 triệu người Ukraine và chiếm 16% GDP của cả nước.