quan hệ Việt-Mỹ

Việt Nam và Sự Xung Đột Mỹ Trung

Những chuyển biến nói trên đã và đang tác động lên tình hình Việt Nam như thế nào, và người Việt Nam có thể khai dụng được gì để có thể giữ vững độc lập và thoát ra khỏi những hệ quả tại hại từ sự xung đột Mỹ Trung hiện nay? Bài viết này, nhằm trả lời ba câu hỏi sau đây: 1) Tại sao xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ; 2) Sự xung đột này có lợi, hại ra sao đối với Việt Nam; 3) Chúng ta có thể làm gì để khai dụng tình hình hiện nay.

Tàu mang số hiệu 8021 của Cảnh Sát Biển Việt Nam - nguyên là tàu tuần tra John Midgett của lực lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ - do Mỹ chuyển giao cho Việt Nam, rời Puget Sound (Seattle, bang Washington) hôm 1/6/2021 đến Việt Nam. Ảnh: FB Đại Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam

Những giới hạn trong hợp tác an ninh Việt Mỹ

Liệu sẽ có một liên minh chính thức Hoa Kỳ – Việt Nam, tuân theo các cam kết quốc phòng chính thức của Hoa Kỳ tương tự với các “đối tác cùng chí hướng” khác, như Nhật Bản và Úc? Hay mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam sẽ kết thúc như những cuộc “kết hôn giả,” phụ thuộc nhiều hơn vào sự hung hăng của Trung Quốc hơn là động lực nội tại giữa Hà Nội và Washington? Đây là một câu hỏi quan trọng vì nó đặt ra những kỳ vọng có tính thực tiễn và đặt ra những cạm bẫy tiềm ẩn trong mối quan hệ song phương.

Ngày 13/7/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Hoa Kỳ ủng hộ một vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở rộng, và việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền những nguồn tài nguyên trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp. Ảnh: Reuters

Trung Cộng là hòn đá tảng ngăn chặn quan hệ đối tác chiến lược giữa CSVN và Hoa Kỳ

Những quan hệ nói trên đã cho thấy là CSVN đang từng bước tiến gần vào quỹ đạo Hoa Kỳ, và nhiều nhà phân tích quốc tế cho rằng chưa bao giờ mà sự quan hệ giữa Hoa Kỳ và CSVN tốt đẹp như hiện nay; và vì thế CSVN nên chủ động nâng quan hệ với Hoa Kỳ lên Đối Tác Chiến Lược nhân đánh dấu 25 năm quan hệ.

REX/SHUTTERSTOCK/Telegraph

CSVN trong tầm ngắm của Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ

Việt Nam là nước thu hút nhiều nhất các xí nghiệp di chuyển khỏi Trung Quốc. Sự đổ dồn của các vụ di dời này giải thích tình trạng gia tăng gấp 4 lượng hàng xuất cảng của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2018. Ngày hôm nay, kim ngạch xuất cảng tượng trưng cho hơn 110% tổng sản phẩm nội địa (GDP).

Phái đoàn Việt Nam tại Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ lần thứ 22 tại thủ đô Washington, ngày 17/5/2018. Twitter EAP DOS.

Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt 2019 sẽ không phải là số 0?

Sau nhiều năm quần quật nếm trải với Việt Nam về nhân quyền, rốt cuộc có vẻ Hoa Kỳ đã rút ra một bài học đắt giá: đặc tính của chính quyền Việt Nam là luôn dùng tù nhân lương tâm để mặc cả về các hiệp định kinh tế, thương mại và viện trợ. Nhưng khi đạt được mục đích của mình, chính quyền Việt Nam lập tức trở mặt và bắt bớ người hoạt động nhân quyền.

Thượng nghị sĩ John McCain gặp gỡ một số nhà hoạt động Việt Nam năm 2015. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam

John McCain và 3 điều Việt Nam không bao giờ muốn nói tới

Việc ông John McCain từng là “giặc lái Mỹ” bị bắt sống và bị giam giữ như một tù nhân chiến tranh từ năm 1967 đến năm 1973 cũng là một chi tiết thường xuyên xuất hiện trên báo chí chính thống. Tuy nhiên, có ít nhất ba điều chính quyền và báo chí chính thống nước ta sẽ không muốn nói tới.