sự trỗi dậy của Trung Quốc

Đây là hình trang bìa tập sách “Rise and Fall” trên tạp chí The New Statesman số ra tuần lễ 22-28 tháng 9 năm 2023. Hình vẽ cho thấy là sau 35 năm (1988-2023) trật tự thế giới thay đổi: Ba đế quốc hiện đang xuất hiện trên vũ đài thế giới là Mỹ - Nga – Trung, trong khi đế quốc Anh đã bị rớt đài. Ảnh: The New Statesman - André Carrilho minh họa

Sự trỗi dậy và sụp đổ của các cường quốc

Vào tháng 1 năm 1988, tác giả Paul Kennedy chính thức xuất bản sách “The Rise and Fall of the Great Powers” (Sự Trỗi Dậy và Sự Sụp Đổ của các Cường Quốc). Vào lúc đó, tác giả đã tiên đoán về sự sụp đổ của Liên Xô và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

35 năm sau (1988-2023), tác giả đã viết đoản văn này để đưa ra một số dự đoán về trật tự thế giới sắp đến.

Dạo qua Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thượng Hải, tháng 2/2020. Ảnh: Aly Song/ Reuters

Thời kỳ tăng trưởng chậm ở Trung Quốc

Vào tháng Mười Hai, 2017, Hoa Kỳ đã cập nhật Chiến Lược An Ninh Quốc Gia của mình, thực hiện hai sửa đổi đáng chú ý: Coi Trung Quốc và một số quốc gia phi tự do khác là đối thủ cạnh tranh chiến lược và công nhận cạnh tranh kinh tế là trọng tâm của các cường quốc. Kể từ đó, Washington đã sử dụng các công cụ kinh tế ngày càng táo bạo trong các giao dịch thương mại và an ninh quốc gia với Trung Quốc…

Kể từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của Trung Quốc đã giảm hơn một nửa và năng suất lao động giảm 10%. Đồng thời, nợ công đã tăng gấp 8 lần, đạt mức 335% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào cuối năm 2020. Trung Quốc không có nhiều hy vọng sẽ đảo ngược được những xu hướng này, vì trong 30 năm tới, nước này sẽ mất đi 200 triệu người trong độ tuổi lao động và có thêm 300 triệu người già.

Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông

Theo quan điểm của Phó Giáo Sư Beckley, mặc dù kể từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã để lại những dấu ấn rất đậm nét trong việc trấn áp nội bộ cũng như gây hấn với bên ngoài, nhưng sự hung hăng của đảng Cộng Sản Trung Quốc ở cả trong và ngoài nước trong những năm gần đây phần lớn không đến từ hành vi cá nhân của ông Tập, mà là kết quả của quá trình ĐCSTQ nhận thức được nước này đang bị đặt trong một tình thế khó khăn, đồng thời cố gắng vẫy vùng để thoát khỏi cục diện này. Beckley cũng chỉ ra rằng, việc ĐCSTQ đồng thời tạo thù trong lẫn giặc ngoài không phải chỉ mới xuất hiện kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền mà đã tồn tại từ trước đó, và nó xuất hiện cùng lúc với sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc.