Tập Cận Bình

Tổng Thống Joe Biden đến phi trường San Francisco hôm Thứ Ba 14/11/2023, chuẩn bị họp thượng đỉnh với Chủ Tịch Tập Cận Bình. Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images

Hội đàm Biden-Tập: Băng sẽ không tan như kỳ vọng

Những thỏa thuận nếu có từ cuộc gặp Biden-Tập sẽ rất ít ỏi và có tính chất tạm thời. Dù ngoại giao cấp cao là con đường tốt nhất để tránh xung đột nhưng khi giữa hai nước không có niềm tin vững chắc vào sự thành thật của nhau thì khó mà tìm được một mối quan hệ bền vững, đôi bên cùng có lợi.

Một bức ảnh của cố Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường được đặt giữa những bó hoa gần nơi ở, nơi Lý lớn lên ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, vào ngày 28/10/2023. Cái chết của Lý và sự ganh đua giữa ông với Tập Cận Bình đang làm nảy sinh các thuyết âm mưu. Ảnh: Kyodo/ Nikkei Asia

Những bí ẩn xoay quanh cái chết của Lý Khắc Cường

Cái chết của cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ở tuổi 68 vào tuần trước đã vén bức màn mở ra một hồi mới trong vở kịch chính trị phức tạp tại Trung Quốc.

Theo lời một nguồn tin, Lý thường được coi là “đối thủ truyền kiếp” của Chủ tịch Tập Cận Bình. Cả hai từng là ứng viên kế nhiệm cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Nhưng Lý không thuộc phe của Tập. Sự ganh đua giữa hai người, cộng với hàng loạt bí ẩn khác, đã dẫn đến việc lan truyền các thuyết âm mưu liên quan đến cái chết của Lý.

Ông Lý Khắc Cường, cựu thủ tướng Trung Quốc, vừa qua đời hôm 27/10/2023. Ảnh: Lintao Zhang/ Getty Images

Trung Quốc: Hoàng Hà chảy ngược!

Cựu Thủ Tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) trước lúc về vườn hồi Tháng Ba năm nay đã nhắc lại câu thơ của Lý Bạch tiên sinh và nhấn mạnh “sông Hoàng Hà, sông Dương Tử không bao giờ chảy ngược.” Ý ông muốn nói gì?

Cả hai ông Lý đều đã qua đời, ông Lý thi sĩ chết đã ngàn năm, còn ông Lý chính trị gia mới qua đời Thứ Sáu tuần trước (27/10/2023), nhưng chuyện không ngờ lại đang xảy ra: Sông Hoàng Hà quay đầu chảy ngược.

Nguyễn Phú Trọng tiếp Tập Cận Bình tại Hà Nội. Ảnh: AFP

Trung Quốc, chứ không phải Mỹ, mới là mối bận tâm số một của Việt Nam

Việc ông Tập Cận Bình tới Việt Nam thực ra nằm trong một kế hoạch bận rộn của mối quan hệ song phương Việt-Trung, và nó diễn ra song hành, thậm chí là tất bật hơn, với mối quan hệ Việt-Mỹ ở cùng thời điểm. Dù rằng ở bề ngoài thì mối quan hệ Việt-Mỹ tốn giấy mực của báo giới hơn.

Đám tang một người lính Israel, Abraham Cohen, tại nghĩa trang Mount Herzl, Jerusalem, 12/10/2023. Ảnh: AP

Cuộc chiến Israel – Hamas: Tác động thế giới và chuẩn bị cho Việt Nam

Đối với Việt Nam: Chúng ta đang bắt đầu tham gia một cuộc chạy đua không ngừng. Ngay khi vừa ký CSP [đối tác chiến lược toàn diện] với Hoa Kỳ thì Tập Cận Bình đã chuẩn bị sang thăm và yêu cầu cùng nhau xây dựng và ký kết một “Cộng đồng chung vận mệnh.” Điều đó lại đặt cho các lãnh đạo Việt Nam trước một thách thức mới chứ không thể kiểu ‘mắt nhắm mắt mở’ mãi được.

Từ trái: Tập Cận Bình, Trì Hạo Điền (Chi Haotian), Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia) và Lý Thượng Phúc (Li Shangfu). Họ Tập đang chơi một trò chơi cổ xưa là đẩy các phe phái khác nhau trong quân đội chống lại nhau, tất cả chỉ để bảo đảm lòng trung thành của họ với một người. Ảnh: Reuters, Yusuke Hinata. Nikkei edited

Bên trong cuộc thanh trừng quân đội của Tập Cận Bình

Một cuộc đại thanh trừng quân đội đang được tiến hành ở Trung Quốc.

Sự vắng mặt của các nhân vật chủ chốt của quân đội trong bữa tiệc chiêu đãi kỷ niệm ngày thành lập nước Trung Hoa thời hiện đại vào tuần trước đã làm rõ thực tế đó và khiến chính giới Bắc Kinh phải suy nghĩ về ý định của Chủ tịch Tập Cận Bình

Tập Cận Bình sẽ khiến Trung Quốc sụp đổ hay thành siêu cường số một? Ảnh: Nhân Sinh

Tập Cận Bình bị ‘nội công ngoại kích’

Tuần qua cả ông Joe Biden, tổng thống Mỹ, và ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, đều nỗ lực lôi kéo thêm đồng minh để củng cố phe cánh; Mỹ nâng cấp quan hệ với Việt Nam, còn Nga đón tiếp trọng thể ông Kim Jong-un, lãnh tụ Bắc Hàn; chỉ riêng ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, im lặng một cách khó hiểu.

Nhiều nhà quan sát nhận định, ông Tập đang khốn đốn vì “nội công, ngoại kích” khiến ông không thể rời khỏi Trung Nam Hải.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Moscow, 21/3/2023. Ảnh: Vladimir Astapkovich/ Sputnik/ AFP via Getty Images

Tập Cận Bình không tới G20, tín hiệu đáng ngại từ “rồng Trung Hoa”

Sự vắng mặt của Tập Cận Bình ở diễn đàn 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới G20 tại Ấn Độ vào ngày 8-9 tháng Chín tới đây được nhiều báo chí quốc tế khai thác và bình luận. Nhận định chung coi đó là chính sách tự cô lập, rời bỏ các định chế và sân khấu quốc tế hay sự lu mờ hình ảnh của đại cường mới nổi…

Ảnh: The Economist

Tại sao nền kinh tế Trung Quốc sẽ không thể phục hồi – Một chính quyền ngày càng chuyên quyền độc đoán đang phạm phải những sai lầm nghiêm trọng

Thực chất, các vấn đề của Trung Quốc có nguồn gốc từ trên cao, điều đó có nghĩa là chúng sẽ tồn tại một cách khá dai dẳng. Thậm chí các vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn khi các nhà hoạch định chính sách vụng về phải đối đầu với những thách thức ngày càng gia tăng của nền kinh tế.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Moscow, 21/3/2023. Ảnh: Vladimir Astapkovich/ Sputnik/ AFP via Getty Images

Tập Cận Bình đang cố gắng thích ứng với khó khăn ngày càng lớn

Tập Cận Bình đã cai trị Trung Quốc hơn một thập niên, nhưng cách ông cai trị đang thay đổi. Ông đang phải đối mặt với môi trường trong nước và quốc tế tồi tệ hơn hẳn so với khi ông nhậm chức tổng bí thư vào năm 2012. Nền kinh tế đang gặp khó khăn, niềm tin đang giảm sút, nợ nần chồng chất, và cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ và các đồng minh đang gây nguy hiểm cho tương lai của tiến bộ công nghệ và tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc.

Tổng thống Nga Putin (trái) đón tiếp Tập Cận Bình tại Điện Kremlin, Moscow ngày 4/7/1917. Ảnh: Sergei Ilnitsky/ AFP via Getty Images

Thái độ của Tập trước cuộc binh biến ở Moscow

Tập đã đúng về các vấn đề trong phong cách quản trị của Putin – nhưng đã sai khi đặt cược vào nhà lãnh đạo Nga…

Giờ đây, các vấn đề của Putin cũng là của Tập. Bởi nếu Liên Xô có thể sụp đổ một cách đột ngột như vậy, thì Tập chắc chắn hiểu rằng số phận tương tự cũng có thể xảy đến với chế độ của Putin.

Tập Cận Bình trong phiên bế mạc Quốc Hội Trung Quốc, tháng 3/2023. Ảnh: Noel Celis/ Reuters

Tập Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông đang chuẩn bị cho chiến tranh…

Còn quá sớm để biết được những bước đi này có ý nghĩa gì. Xung đột hiện vẫn không chắc chắn hoặc không gần kề. Nhưng có điều gì đó đã thay đổi ở Bắc Kinh và các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giới không nên bỏ qua. Nếu Tập nói rằng ông đã sẵn sàng cho chiến tranh, sẽ thật ngu ngốc nếu chúng ta không tin lời ông ấy.