Tập Cận Bình

Một trong những băng rôn người biểu tình trương lên trong cuộc biểu tình hôm 9/6/2019 ở Hong Kong. Ảnh: APẢnh: AP

Tập Cận Bình ngập đầu giữa muôn trùng rắc rối*

Câu chuyện “đạo luật” từ nước Mỹ liên quan chính sách đối ngoại của họ cho thấy một điều: Sức mạnh Quốc Hội Hoa Kỳ. Họ không chỉ ảnh hưởng nguyên thủ của mình mà còn có thể làm nguyên thủ gần như bất kỳ quốc gia nào cũng ít nhiều ngán ngại. Tập Cận Bình có thể hô phong hoán vũ trong nước và Tập có thể so găng tay đôi với một nguyên thủ quốc gia khác nhưng Tập sẽ bất lực trong việc đối diện với một tập thể gọi là “Quốc Hội Hoa Kỳ”.

Người biểu tình mang mặt nạ hình Tập Cận Bình hôm 31/10/2019. Ảnh: Miguel Candela/SOPA Images/LightRocket via Getty Images

Ván cờ cuối đầy rủi ro của Trung Quốc tại Hong Kong

Trên thực tế, Trung Quốc đã cố gắng để hội đồng lập pháp Hong Kong thông qua một đạo luật an ninh quốc gia trước đó, vào năm 2003, nhưng hơn nửa triệu cư dân đã xuống đường để phản đối, buộc chính phủ phải rút dự luật. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã cố gắng vào năm 2012 để khởi xướng chương trình “giáo dục yêu nước” ở Hong Kong bằng cách thay đổi sách giáo khoa lịch sử, qua đó kích động một cuộc nổi dậy của phụ huynh và học sinh, buộc chính phủ phải lùi bước.

Tập Cận Bình, Chủ Tịch Trung Quốc - trong tiệc mừng kỷ niệm 70 năm thành lập nước CHND Trung Hoa, ngày 1 tháng Mười, 2019, tại Lễ đường Nhân Dân Bắc Kinh. Ảnh: Reuters/Thomas Peter

Trung Quốc: Tương lai bất định của chế độ Cộng Sản 70 tuổi

Trên diễn đàn báo Le Figaro, trong bài viết “Chế độ Cộng sản Trung Quốc nghĩ mình hùng mạnh, nhưng khó khăn trầm trọng đang đợi họ”, chuyên gia Pháp về chủ nghĩa Cộng sản Thierry Wolton nhận thấy cái cảm giác huy hoàng của chế độ Bắc Kinh chỉ là đánh lừa những thực tại đầy khó khăn tích tụ đang chờ đợi đảng Cộng Sản Trung Quốc ở phía trước.

Ảnh: Feng Li/Getty Images

Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc

Mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại lâu dài của Đảng CS Trung Quốc nằm ở cuộc chiến tranh lạnh đang diễn ra với Mỹ. Trong phần lớn thời kỳ hậu Mao, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã giấu mình trên trường quốc tế, cố gắng tránh xung đột trong khi xây dựng sức mạnh trong nước. Nhưng đến năm 2010, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế, theo đuổi chính sách đối ngoại ngày càng phô trương cơ bắp. Điều này đã làm bất an Hoa Kỳ, nước đã bắt đầu dần dần chuyển từ chính sách can dự sang chính sách đối đầu vốn đã rõ ràng hiện nay.

Trung Quốc tiếp tục hạ giá đồng Nhân dân tệ. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có nguy cơ leo thang. Ảnh: AFP

Trận Waterloo của hoàng đế Tập? – Ai sẽ “chết” trong cuộc chiến tranh tiền tệ Mỹ Trung?

Nền kinh tế Trung Quốc lao dốc quá nhanh kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Việc cải tổ không hề đơn giản kể cả khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải chấp nhận giảm tốc tăng trưởng xuống 3% GDP/năm. Điều này, giống như việc phanh gấp một đoàn tàu gồm 30 toa tàu, mỗi toa nặng 50 tấn, đang chạy với tốc độ 250km/h khi vào khúc cua. Sẽ không thể lường trước điều gì sẽ xảy ra với qui mô và mức độ của cuộc đổ vỡ này.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Tập thua Trump trên mặt trận tuyên truyền

Trong cuộc chiến tuyên truyền, Trump đang lấn áp Tập. Trong hai năm qua dân chúng Mỹ càng ngày càng thêm ác cảm với Trung Cộng. Trong Quốc Hội, phe Dân Chủ xưa nay vẫn chống tự do thương mại còn thúc đẩy Tổng Thống Trump mạnh tay hơn, trong khi đảng Cộng Hòa vốn cổ động mậu dịch tự do cũng phải rụt rè ủng hộ ông tổng thống cùng đảng. Ngoài nước Mỹ, người ta cũng chỉ được nghe những bằng cớ và lý luận của nước Mỹ, không ai nghe tiếng nói nào của nước Tàu.

Cuộc họp Mỹ - Trung bên lề Thượng Đỉnh G-20 tại Osaka, Nhật Bản 29 tháng Sáu, 2019. Ảnh: AFP

Phân tích kết quả đàm phán Trung – Mỹ bên lề Thượng đỉnh G-20

Trên một số phương diện, các động lực chính trị đã trở nên tồi tệ hơn. Ông Trump đang bước vào năm bầu cử và không muốn tỏ ra mềm mỏng đối với Trung Quốc. Ở chính Trung Quốc, cán cân đã nghiêng về phía những người ủng hộ lập trường kiên quyết hơn. Kể từ khi các cuộc đàm phán thương mại sụp đổ hồi đầu tháng 5, truyền thông nhà nước đã tung ra một loạt các bình luận mang tính chỉ trích cao đối với Mỹ.

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump. Ảnh: Eric Thayer/The New York Times

‘Kẻ cắp gặp bà già’: Tại sao Trung Quốc đáng gặp phải Donald Trump?

Tất cả những chiêu thức của Trung Quốc từ trợ giá, bảo hộ, qua mặt qui định thương mại, buộc chuyển giao công nghệ và ăn cắp sở hữu trí tuệ từ những năm 1970 dần trở thành mối đe dọa ngày càng lớn. Nếu Mỹ và châu Âu cho phép Trung Quốc tiếp tục vận hành theo đúng công thức mà họ đã sử dụng để thoát nghèo và cạnh tranh ở tất cả các ngành nghề tương lai, chúng ta hẳn là những kẻ điên. Về điều này thì Trump đã đúng.

Tham vọng "Một vành đai, một con đường" của Bắc Kinh. Ảnh: Bloomberg

Tham vọng bành trướng qua ‘Một Vòng Đai, Một Con Đường’

Nhiều quốc gia tham gia “Nhất Đới Nhất Lộ” đang gặp nạn vì phải vay tiền của Trung Cộng, bị sập bẫy vì các món nợ này. Vụ tai tiếng lớn nhất là chính phủ Sri Lanka cũ bị dụ dỗ xây dựng một hải cảng… cuối cùng vỡ nợ, phải giao tất cả cho Trung Cộng sử dụng. Nhiều dự án tại Malaysia, Maldives, Ethiopia, và Pakistan cũng bị đình hoãn trước mối lo mắc bẫy nợ nần.

Tại sao Donald Trump là tin mừng cho Tập Cận Bình

Ông Trump biểu lộ nhiều chỉ dấu muốn cho xong trận đấu với Trung Quốc, và tuyên bố trận chiến thương mại mới với Liên Âu và Nhật Bản. Làm như thế, ông sẽ làm rạn nứt phe đồng minh phương tây, sẽ vô cùng khó để cùng nhau hợp tác chống lại Trung Quốc. Nếu điều đó xảy ra, hình ảnh ông Trump sẽ không phải là đối thủ gây gắt nhất với Trung Quốc mà là tin mừng cho ông Tập.

Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cựu quan chức Philippines kiện Tập Cận Bình ra Toà án Hình sự Quốc tế ICC

Năm 2016, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ra tuyên bố mới, cho biết tòa án này sẽ bắt đầu thụ lý và xét xử cả những tội phạm liên quan đến hành vi hủy hoại môi trường, khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên và chiếm đoạt đất đai phi pháp. ICC nhấn mạnh hành động hủy hoại môi trường và chiếm đoạt đất đai có thể dẫn tới việc khởi tố các vụ án về tội ác chống lại loài người.

Bài học “láng giềng”

Lịch sử nhân loại để lại những bài học trong quá khứ không thể bỏ qua… Các diễn biến chính trị, quân sự đang diễn ra tại Á Châu cho thấy Tập Cận Bình “yêu” láng giềng Việt Nam cũng giống như Hitler từng “yêu” láng giềng Ba Lan. Ngay cả trong lúc nói những câu ân cần dành cho láng giềng Ba Lan, Hitler đã có ý định xóa bỏ quốc gia này trong bản đồ thế giới.