Tập Cận Bình

Công an lập hàng rào ngăn chặn người biểu tình ở Bắc Kinh, ngày 27/11/2022. Ảnh: AP - Ng Han Guan

Covid làm dân Trung Quốc tỉnh thức, đẩy Tập Cận Bình ngạo nghễ vào ngõ cụt

Phong trào phản kháng ở Hoa lục là sự kiện tràn ngập các tuần báo kỳ này. Dù đầy kinh nghiệm đàn áp từ nhiều thập niên, đảng (CSTQ) vẫn bị bất ngờ trước sự thức tỉnh của một xã hội đã đến tận cùng chịu đựng zero Covid. Người dân phẫn nộ không còn sợ hãi. Một Tập Cận Bình ngạo mạn trước phương Tây trong thời kỳ đầu đại dịch, nay lâm vào thế bí, rơi vào chiếc bẫy của chính mình.

Sinh viên Đài Loan dán mấy tờ giấy A4 lên tường bày tỏ ủng hộ phong trào biểu tình bên Trung Quốc. Ảnh: FB Nguyễn Trường Sơn

“Lo mà học, đừng quan tâm đến chính trị”

Trong nhiều video quay lại các cuộc biểu tình ở Trung Quốc thì có một đoạn video ngắn khiến tôi chú ý. Hai bạn sinh viên trẻ, một nam một nữ, tham gia biểu tình và được hỏi vì sao họ có mặt ở đó. “Vì đây là nghĩa vụ của tôi,” cả hai đáp.

Đến đây thì tôi nhận ra giới trẻ Trung Quốc đã đi trước các bạn cùng thế hệ ở Việt Nam rất nhiều.

Thậm chí nội dung của các cuộc biểu tình cũng cho thấy sự trưởng thành về mặt chính trị của thế hệ trẻ Trung Quốc.

Mấy ngày qua, từ ngày 25/11/2022, người dân Trung Quốc từ ít nhất 16 tỉnh lớn nhỏ, kể cả thủ đô Bắc Kinh và Thượng Hải, cùng nhiều trường đại học đã túa ra đường biểu tình với tờ giấy trắng trên tay, hô to “Nhà nước cộng sản, đi xuống!” “Tập Cận Bình, đi xuống!” Ảnh: Internet

Biểu tình giấy trắng – nói lên tất cả những điều không được nói

Tờ giấy trắng khổ A4 đã trở thành một thông điệp chung – nói lên rất nhiều mà không cần nói gì cả. Đây là một biểu tượng chống đối mạnh mẽ chế độ độc tài, chống chế độ kiểm duyệt, khống chế mọi quyền căn bản của người dân, chống “Zero Covid,” đòi dân chủ,…

Công an Trung Quốc phong tỏa con đường mang tên Wulumuqi (tên tiếng Hoa của Urumqi) ở Thượng Hải, nơi người biểu tình tập trung đòi Tập Cận Bình từ chức hôm Chủ nhật 27/11/2022. Ảnh: AP

“Cách mạng giấy trắng,” cuộc phản kháng chưa từng thấy tại Trung Quốc kể từ 1919

Theo Le Monde và Le Figaro, thực ra khó tìm được lời giải cho làn sóng phản kháng chính sách zero Covid. Nếu Bắc Kinh cứ khăng khăng, căng thẳng sẽ tăng lên, còn nếu nhượng bộ và chấm dứt phong tỏa, dịch Covid sẽ lây lan. Mỗi ngày hiện có mấy chục ngàn ca mới, trong khi nhiều người lớn tuổi chưa được chích ngừa, vaccine Trung Quốc lại không hiệu quả nhưng vì sĩ diện, Bắc Kinh không muốn dùng vaccine RNA của phương Tây. Tập Cận Bình phải đối diện với cuộc khủng hoảng dịch tễ, xã hội và chính trị trầm trọng nhất kể từ khi lên cầm quyền, một cuộc khủng hoảng mà ông ta là người trực tiếp chịu trách nhiệm.

Thực trạng xã hội Trung Quốc

Trung Quốc, zero-Covid, đất nước của sợ hãi

Cuối tháng Ba vừa qua khi thế giới hoàn toàn mở cửa thì Trung Quốc lại ra lệnh phong tỏa nhiều khu vực trong đó có hai thành phố lớn là Thượng Hải và Bắc Kinh. Cuộc phong tỏa đợt này bị kéo dài, hết tạm mở ra rồi đóng lại cho đến hiện tại, chưa biết bao giờ chấm dứt.

Một công dân Trung Quốc đặt câu hỏi trên mạng xã hội: Siêu vi cúm không thể xóa sạch, cớ sao chúng ta cứ phải chủ trương đạt đến mức zero Covid?

Dân Trung Quốc ở nhiều nơi biểu tình phản đối chính sách zero Covid của Tập Cận Bình, cuối tháng 11/2022. Ảnh chụp màn hình từ Reuters video

Biểu tình chống chính sách zero Covid: Bắc Kinh thất bại trong chính sách tuyên truyền

Trong những điều kiện đó giới phân tích cho rằng chế độ Trung Quốc không sợ những người biểu tình Trung Quốc vì đảng và Nhà nước có nhiều công cụ đàn áp trong tay. Điều mà ông Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản nước này lo sợ hơn cả có lẽ là sự hoài nghi, chán ngán ngấm ngầm lan rộng trong số gần 1,5 tỷ dân tại quốc gia này.

Dân Trung Quốc xuống đường chống Zero Covis

Tức nước vỡ bờ: Trung Quốc biểu tình tràn lan chống chính sách Zero Covid

Hình ảnh và tiếng kêu cứu của các nạn nhân đã được lưu truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, đánh thức lương tâm và vực dậy lòng can đảm, khiến hàng chục ngàn người dân đã tràn ra đường khắp nơi, và giới sinh viên các trường cũng đã nhập cuộc.

Ảnh: Getty Images; đồ họa: Welt

“Dự trữ của Nga thực chất chỉ còn đủ cho một năm chiến tranh”

Ít ai biết Tổng Thống Nga Putin lâu và rành rẽ như Andrei Illarionov. Trong một cuộc phỏng vấn, cựu cố vấn kinh tế hàng đầu của Putin giải thích lý do tại sao Điện Kremlin cạn tiền mặc dù doanh thu từ nguyên liệu thô tăng cao, và tại sao ông lại đánh giá sai về Trung Quốc đến vậy.

Ông Andrei Illarionov từng là cố vấn kinh tế của Putin và hiện đang là nhà nghiên cứu kinh tế ở Hoa Kỳ.

Quan điểm của Việt Tân về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng

Trước những tham vọng và dã tâm đến từ Trung Quốc, đảng Việt Tân phản đối thái độ mềm yếu và thụ động của giới lãnh đạo CSVN hiện nay.

Việt Tân cho rằng: Việt Nam cần phải chủ động và cứng rắn trước những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh; Đảng Cộng Sản Việt Nam cần chấm dứt tình trạng ngoại giao “đu dây;” Việt Nam cần nhanh chóng thoát khỏi vòng kiềm tỏa, lệ thuộc đến từ Trung Quốc.

Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình dùng trà trong chuyến thăm Việt Nam của họ Tập tháng 11/2017. Ảnh: Internet

Chuyến đi định mệnh?

Việc Nguyễn Phú Trọng, năm nay đã 78 tuổi, vận động đi lại thậm chí còn khó khăn, vội vã sang Bắc Kinh để “chúc mừng” hoàng đế Tập Cận Bình đăng cơ, xem ra có nhiều ý nghĩa và nội dung quan trọng hơn là một chuyến đi mang tính biểu tượng.

Chuyến đi này, cần đặt trong bối cảnh biến động địa chính trị toàn cầu và mục tiêu trọng tâm của Tập Cận Bình giai đoạn tiếp tới. Quan trọng hơn là vai trò của Việt Nam trong bàn cờ và tham vọng bá quyền của Trung Quốc là gì?

Ông Nguyễn Phú Trọng (giữa) cùng ông Tập Cận Bình (phải) bước trên thảm đỏ tại Phủ Chủ Tịch, Hà Nội, ngày 12/11/2017. Ảnh: Hoang Dinh Nam/ Pool/ AFP via Getty Images

Ông Nguyễn Phú Trọng đi ‘chầu’ Bắc triều?

Do đảng CSVN công bố rất ít thông tin về chuyến đi của ông Trọng nên khó biết được tại sao ông lại xuất ngoại sau hơn ba năm “tự cấm cung” và đi vội vã như thế trong lúc sức khỏe của ông không tốt như ông thể hiện trong những dịp hiếm hoi xuất hiện trước công chúng.

Liệu có phải ẩn trong “lời mời” của ông Tập Cận Bình có sự hối thúc nào đó mà ông Trọng không thể trì hoãn được?

Đại hội 20 đảng CSTQ kết thúc, Tập Cận Bình thu tóm quyền lực với chiếc ghế tổng bí thư nhiệm kỳ thứ 3 và Thường Vụ Bộ Chính Trị và Bộ Chính Trị hầu hết là người thân tín của họ Tập. Ảnh: Việt Tân

Hoàng Đế Tập Cận Bình 2.0

Dấu ấn thứ hai có thể phần nào giúp giải thích cho sự kiện cựu Tổng Bí Thư Hồ Cẩm Đào bị “áp tải” ra ngoài phòng họp ở phiên bế mạc đại hội, chính là sự khống chế quyền lực trong bộ máy lãnh đạo đảng: Thường Vụ Bộ Chính Trị và Bộ Chính Trị hầu hết là người của Tập Cận Bình.