thảm sát Đồng Tâm

Một số người dân Đồng Tâm, với dấu vết bị thương tích bởi tra tấn trong khi bị công an tạm giữ, trong tổng số 29 người bị cáo buộc các tội danh thật nặng nề trong vụ án Đồng Tâm. Ảnh chụp từ blog xuandienhannom

Đồng Tâm – Máu, nước mắt và sự hận thù chưa dứt…

Giờ đã quá muộn để nói đến hai từ “giá như” đối với sự kiện đã xảy ra ngày 9/1/2020 và sự kiện xảy ra trước đó nhưng cách hành xử trong phiên toà bắt đầu từ 7/9/2020 tới đây và những ngày sau đó nữa sẽ chứng tỏ rằng vết thương hằn sâu trong lòng người dân Đồng Tâm có cơ hội được chữa lành hay không, chính quyền này có phải là chính quyền của dân hay không và tình quân dân cá nước có thực sự tồn tại trong thời bình nữa hay không hay chỉ là những khẩu hiệu sáo rỗng, nhạt nhoà.

Một số người dân Đồng Tâm, với dấu vết bị thương tích bởi tra tấn trong khi bị công an tạm giữ, trong tổng số 29 người bị cáo buộc các tội danh thật nặng nề trong vụ án Đồng Tâm. Ảnh chụp từ blog xuandienhannom

Mê hồn trận trong việc tiếp xúc thân chủ

Những người hành nghề luật, dù mới vào nghề cũng đủ kiến thức sách vở để biết rằng nhiều hành động đã qua của các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án này là sai luật rất rõ ràng nhưng chọn cách im lặng. Các luật sư chỉ định thì “có cũng như không,” không bao giờ dám lên tiếng nói điều ngược lại; còn số ít luật sư do gia đình các bị can mời phản ứng yếu ớt nên cho tới nay, chúng tôi mới chỉ chạy loanh quanh sự thật – sự thật vụ án vẫn còn là một dấu hỏi lớn không lời giải, ngay cả khi vụ án này được giải quyết bằng hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm.

Một số người dân Đồng Tâm, với dấu vết bị thương tích bởi tra tấn trong khi bị công an tạm giữ, trong tổng số 29 người bị cáo buộc các tội danh thật nặng nề trong vụ án Đồng Tâm. Ảnh chụp từ blog xuandienhannom

Phiên toà câm?

Việc cả 3 cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố Hà Nội gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án, bằng nhiều “thủ thuật” khác nhau để khước từ quyền tiếp cận, sao chép tài liệu có trong hồ sơ vụ án là xâm phạm tới quyền hành nghề hợp pháp của luật sư và gián tiếp xâm phạm tới quyền và lợi ích chính đáng của các bị cáo.

Nhóm luật sư của các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm đã đến Trại tạm giam số 2 Thường Tín, Hà Nội hôm 29/6/2020 để tiếp xúc với các bị cáo, nhưng đã bị từ chối với lý do không “dính” gì đến với các quy định pháp luật có liên quan: Vì chưa biết hồ sơ vụ án đang do cơ quan nào thụ lý! Ảnh: FB Manh Dang

Diễn biến vụ án Đồng Tâm

Thông qua bản Kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh Sát Điều Tra, các luật sư [bào chữa] đã phát hiện nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục và đã chọn hai trong số đó để kiến nghị khẩn cấp, gồm: 1/ Về cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án; và 2/ Về bổ sung người tham gia tố tụng.

George Floyd và Lê Đình Kình: Hai cái chết, ngàn thái độ. Đồ họa: Luật Khoa

George Floyd và Lê Đình Kình: Hai cái chết, ngàn thái độ

Cái chết của người đàn ông Mỹ gốc Phi có tên George Floyd tiếp tục làm chấn động thế giới. Bị cảnh sát Hoa Kỳ đè ngạt thở trong gần tám phút liền, sự kiện George Floyd là giọt nước tràn ly đối với những bất công có hệ thống liên quan đến sắc tộc và màu da bên trong nền dân chủ Hoa Kỳ, và rộng hơn là ở các quốc gia dân chủ cấp tiến phương Tây.

Cụ Lê Đình Kinh sau khi chết với nhiều vết bầm tím ở sau lưng sau vụ công an tấn công vào Đồng Tâm hôm 9/1/2020 (hình trái), và cảnh sát cơ động ở Đồng Tâm hôm 9/1/2020 (hình phải). Ảnh: RFA

Kết luận điều tra vụ Đồng Tâm: Luật sư, người thân chỉ ra nhiều điểm mâu thuẫn, trái luật

Theo bản kết luận điều tra, Công an Hà Nội đề nghị truy tố tổng cộng 29 người. Trong đó, 25 người bị đề nghị truy tố về tội danh “Giết người” theo khoản 1, điều 123, Bộ Luật Hình Sự. Bốn người còn lại bị đề nghị truy tố theo tội danh “Chống người thi hành công vụ.” Tất cả đều là người dân làng Đồng Tâm.

Các luật sư bào chữa và người thân của các bị can cho rằng bản kết luận điều tra có nhiều điểm mâu thuẫn và trái luật.

Ảnh chụp màn hình video cho thấy việc 3 công an tử vong dưới "giếng trời" là vô lý.

Thảm sát Đồng Tâm: 3 viên công an có thật sự tử vong vì té ‘giếng trời’?*

Video quay được cho thấy việc 3 viên cảnh sát bị thiêu chết dưới “giếng trời” nhà chú Lê Đình Chức vào lúc hơn 3 giờ sáng ngày 09 tháng Giêng, 2020 là vô lý.

Trực tiếp tại hiện trường, dưới đáy giếng trời các cót ép lót giữa hai tường khi xây lộ ra ngoài vẫn còn nguyên, vậy mà kết luận của cơ quan điều tra lại viết là 3 viên cảnh sát bị thiêu cháy đến mức không nhận diện được, xương tay cháy hết, xương sọ bị nổ vì nhiệt.

Vụ thảm sát Đồng Tâm: Kẻ giết người lại giữ quyền điều tra kết tội

“Tôi có cơ sở để tin rằng Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An thành phố Hà Nội không có thẩm quyền khởi tố, điều tra hình sự đối với vụ án Đồng Tâm cũng như ban hành kết luận điều tra.”

Đó là lời Luật Sư Đặng Đình Mạnh, một trong những luật sư tham gia bào chữa trong vụ án Đồng Tâm, phân tích khi trả lời nhật báo Người Việt hôm 13 tháng Sáu, một ngày sau khi bản kết luận điều tra vụ Đồng Tâm được công bố.

Các tổ chức Việt Nam và quốc tế gửi thư yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền LHQ điều tra vụ thảm sát Đồng Tâm và kêu gọi nhà cầm quyền trả tự do cho tất cả 27 cư dân Đồng Tâm bị bắt giữ tùy tiện trong cuộc tấn công trên.

Các tổ chức gởi thư yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền LHQ điều tra vụ thảm sát Đồng Tâm

Hôm nay, 25 tháng Hai, 2020, nhiều tổ chức Việt Nam và quốc tế, trong đó có Đảng Việt Tân, cùng đứng tên trong một thư chung yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc điều tra vụ thảm sát Đồng Tâm và đưa ra khuyến nghị qui kết trách nhiệm đối với các viên chức nhúng tay vào tội ác vi phạm nhân quyền thô bạo nầy.

Trong lá thư gởi bà Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, các tổ chức cũng yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền kêu gọi nhà cầm quyền trả tự do cho tất cả 27 cư dân Đồng Tâm bị bắt giữ tùy tiện trong cuộc tấn công trên.