TP.HCM

Những điểm đáng lưu ý trong cuộc nói chuyện giữa giám đốc công an và cựu bí thư An Giang

Đoạn ghi âm giữa Đại Tá Đinh Văn Nơi – Giám Đốc Công An An Giang với một người được cho là cựu bí thư An Giang được phát tán trên mạng xã hội cho thấy sự bất đồng trong giới lãnh đạo tỉnh, ảnh hưởng đến việc giải quyết tình trạng người dân kéo về quê.

Trong cuộc nói chuyện này, có vài yếu tố rất đáng chú ý.

Người lao động rời bỏ TP.HCM để về quê hôm 1/10/2021. Ảnh: Reuters

Covid-19: Vì sao người lao động ngoại tỉnh tháo chạy khỏi TP.HCM?

Từ tối ngày 30/9, đã có hàng ngàn người dân rời khỏi TP.HCM về quê ngay sau khi có thông tin thành phố này gỡ bỏ chốt chặn và rào chắn. Khi đó, đa số những người này đã bị quân đội, công an chặn lại tại khu vực giáp ranh giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận.

Đến nay đã gần một tuần, chính quyền đã cho phép người dân về quê có kiểm soát, hạn chế một phần, nhưng số người bỏ phố về quê vẫn tăng lên cả trăm ngàn người. Dòng người trở về quê này được cho là những người nghèo, những người không còn chịu đựng nổi sau nhiều tháng bị phong tỏa ở Sài Gòn.

Hàng ngàn người dân muốn về quê bị chặn giữ tại chốt chặn ở một cửa ngõ ra khỏi Sài Gòn, ngày 30/9/2021. Ảnh: Youtube Việt Tân

Người dân giải thích vì sao nhất định chờ cho đến khi được qua chốt về quê

Sau khi nghe thông tin từ ngày 1 tháng Mười người dân đang ở Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An sẽ không được rời khỏi khu vực, hàng ngàn người dân lao động kéo nhau tìm đường về quê. Tuy nhiên các ngõ đường đều bị chặn. Nhiều nơi xảy ra xô xát giữa đoàn người và công an dân phòng canh chốt.

Ảnh chụp bài báo Tuổi Trẻ, theo đó 150 ngàn ca mắc Covid chưa được báo cáo. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Khó tin con số Covid của Nhà Nước

Theo bài báo này thì chỉ riêng TP.HCM còn chừng 150.000 ca dương tính (covid) chưa được thống kê! Sự việc này xác định nghi ngờ của công chúng bấy lâu nay về tính minh bạch của Nhà nước về những con số covid.

Tính từ ngày 20/8 đến nay, báo cáo chánh thức của TP.HCM cho biết có 193.936 ca nhiễm (dương tính). Nhưng con số này sai. Con số đúng, theo như bài báo này là khoảng 344.000. Nói cách khác, con số báo cáo chánh thức thấp hơn con số thực tế đến 44%!

Các nẻo đường ở Sài Gòn đều vắng vẻ. Ảnh: Báo Người Lao Động

CSVN rối bời về chính sách an dân thời Covid

Như vậy rõ ràng chính sách “an dân” không thể tiến hành một mình chính quyền với những mệnh lệnh chính trị và vòng cây kiểng xung quanh. Những vết thương xã hội không thể băng bó chữa lành bằng những ông bà chức sắc trong Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Nông Dân, Hội Cựu Chiến Binh hay Tổng Liên Đoàn Lao Động, ngay cả huy động quân đội.

Với hơn 2 ngàn ca nhiễm Covid mới mỗi ngày, Sài Gòn đối mặt với nguy cơ hệ thống y tế sụp đổ

Sài Gòn, thành phố lớn nhất Việt Nam, đang trên bờ vực suy sụp về y tế khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tàn phá trung tâm chuỗi cung ứng và thương mại của quốc gia.

Từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát vào ngày 27 tháng Tư đến ngày 16 tháng Bảy, trên cả nước đã ghi nhận tổng số 40.558 trường hợp mắc bệnh.

Tính riêng trong tuần này, cả nước ghi nhận hơn 8 ngàn trường hợp dương tính mới, hơn 6 ngàn trường hợp là ở TP.HCM, và 1.500 trường hợp ở các tỉnh miền Nam.

Cách giải quyết dịch của nhà nước bất công đối với thành phần thật sự vô sản

Điều lo lắng cho hàng triệu người dân nghèo ở Sài Gòn là bữa cơm sống qua ngày. Cả hàng tháng qua bị dịch Covid-19, chính phủ khư khư ôm chặt túi tiền, không lo gì được cho những người cơm hàng cháo chợ, tay làm hàm nhai, lương làm hàng ngày chỉ đủ ăn từng bữa, những người lang thang không cửa không nhà!

Một số người may mắn được các nhóm thiện nguyện mời ăn ngày một bữa với tinh thần lá lành đùm lá rách, còn lại thì phải chịu đói.

Mạng xã hội xuất hiện nhiều status, bài viết đăng tranh cãi chuyện đoàn Hải Dương trong đó có hơn 300 sinh viên y khoa vào hỗ trợ TP.HCM chống dịch Covid-19. Ảnh chụp báo Thanh Niên

Vụ đưa 300 sinh viên y khoa Hải Dương vào “giải phóng” dịch Covid-19 tại Thành Hồ

Tính đến nay, dịch đã lây lan tại 306/312 phường, xã và thị trấn trong Thành Hồ, với gần 9.000 ca nhiễm trong vòng 1 tháng, đặt người dân TP.HCM rơi vào tình thế bất an hơn bao giờ hết. Sự bất an này đến từ nhiều lý do: Bao giờ trở lại cuộc sống bình thường; bao giờ được chích vaccine phòng ngừa; bao giờ được gói cứu trợ từ chính quyền theo như lời hứa; bao giờ không còn nghe những tuyên truyền giả dối, phóng đại “về cơ bản, dịch đã được khống chế!”

Chính trong tâm trạng bất an đó, đáng lý ra người dân Sài Gòn phải coi sự kiện một đoàn y tế tình nguyện từ tỉnh Hải Dương vào giúp sức chống Covid-19 là chuyện bình thường; nhưng nhiều người đã có phản ứng bực bội và khó chịu.

Chi thêm một trăm ngàn tỷ đồng, TP.HCM có hết ngập vào năm 2026?

Với chi phí dự trù 100.000 tỷ đồng, tương đương 4,3 tỷ Mỹ Kim, trong 5 năm tới, TP.HCM đặt mục tiêu xóa ngập cho 18 trục đường chính, hoàn thành 7 dự án trọng điểm về chống ngập, bổ sung 96 Km hệ thống thoát nước và hoàn thành các hệ thống nhà máy xử lý nước thải.

Theo thống kê, TP.HCM có rất nhiều dự án chống ngập cùng hàng chục ngàn tỷ đồng đã được chi vào công tác này nhưng đến giờ thì vẫn chưa thể thoát ngập.

Sài Gòn giờ tan tầm, giao thông càng trầm trọng hơn khi đường phố ngập lụt. Ảnh: AP

Ngập là tất nhiên, hết ngập mới lạ

Nhiều quốc gia mà ¼ lãnh thổ thấp hơn mực nước biển như Hà Lan vẫn có thể ngăn chặn ngập lụt để phát triển bởi may mắn thiếu đội ngũ “cán bộ cấp chiến lược”, chỉ tốt nghiệp Học viện Chính trị Hồ Chí Minh mà vẫn giành, giữ quyền chỉ đạo toàn diện.