
Viết nhanh về 3 nhà hoạt động
Luật Sư Nguyễn Văn Miếng có cuộc tiếp xúc ngắn với các thân chủ là các nhà hoạt động: Lê Hùng Anh, Phạm Đoan Trang và Trịnh Bá Phương tại nhà tù Hỏa Lò mới, Hà Nội.
Luật Sư Nguyễn Văn Miếng có cuộc tiếp xúc ngắn với các thân chủ là các nhà hoạt động: Lê Hùng Anh, Phạm Đoan Trang và Trịnh Bá Phương tại nhà tù Hỏa Lò mới, Hà Nội.
Khi tiếng khô khốc của cánh cửa nhà giam đóng sập lại
Vẫn có tiếng đàn văng vẳng
Bởi những dây đàn từ trái tim ấy
Vẫn ngân nga…
Trong vòng ba ngày liên tiếp, chính quyền Việt Nam ra nhiều bản án tù nặng nề đối với bốn nhà bảo vệ nhân quyền. Hôm 17/12/2021, Phủ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) kêu gọi chính quyền Việt Nam “trả tự do ngay lập tức” cho những người vừa bị kết án.
Như đã biết thì Việt Nam vừa có ba phiên toà xử các nhân vật vì tội tàng trữ, tuyên truyền chống phá Nhà nước. Ở phiên toà nào thì lập luận cũng đơn giản là luật thì phải theo, không nên nói nhiều, nhà nước pháp quyền thì phải thế.
Tuy nhiên, thời kỳ quốc tế thì Việt Nam với tư cách là một quốc gia của Liên Hiệp Quốc cũng phải tuân thủ luật pháp và nghĩa vụ quốc tế.
Vậy pháp luật quốc tế nói gì về việc bắt một người vì người đó trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài và viết lách có nội dung làm Nhà nước không hài lòng?
Một phiên toà xét xử vội vã, liên tục, không nghỉ trưa, hạn chế phần tranh luận, không trình chiếu chứng cứ, không triệu tập người làm chứng và giám định viên tư tưởng, nghị án trong 10 phút và tuyên một bản án 16 năm tù cho hai nông dân như chạy đua với thời gian.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã công bố kết quả Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2021 qua một buổi sinh hoạt trên Internet vào hồi 9 giờ sáng (giờ Miền Đông, Hoa Kỳ) ngày 20/11/2021.
Ba người cùng một gia đình đấu tranh cho dân oan gồm bà Cấn Thị Thêu và hai con trai là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, và hai người hoạt động nhân quyền khác là cô Đinh Thị Thu Thủy và ông Nguyễn Văn Túc đã được bầu chọn để nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2021. Cả 5 vị hiện đang bị giam giữ trong nhà tù cộng sản Việt Nam.
Ba nhà hoạt động vì quyền đất đai trong cùng gia đình, một nhà hoạt động môi trường và một nhà hoạt động nhân quyền khác vừa được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam 2021. MLNQVN cho biết thông tin này trong một thông cáo báo chí hôm 20/11/2021.
Cả ba người nhận giải năm nay đều đang bị giam giữ trong tù vì các cáo buộc tội về an ninh quốc gia theo Bộ Luật Hình Sự.
Bạn có thể gọi những nông dân Dương Nội là những nhà hoạt động, lãnh đạo cộng sản thì chụp mũ họ là những kẻ phản động nhận tiền nước ngoài; nhưng việc làm của họ chỉ đơn giản là một dân oan, một nông dân bảo vệ mảnh đất của mình, một nông dân bảo vệ một nông dân cô thế khác. Và họ hành xử vững vàng, vững vàng và tự tin như câu trả lời của chị Cấn Thị Thêu trước tòa. Khi đại diện Viện Kiểm Sát hỏi chị rằng chị có nhận tiền từ ai đó không, chị đã nhấn mạnh bằng cách lặp đi lặp lại một cụm từ: “khi nào các ông bị cướp đất, khi nào các ông bị đàn áp, khi nào các ông bị bỏ tù như gia đình chúng tôi thì các ông sẽ biết đấu tranh chứ ở đó mà hỏi nhận tiền.”
Việc đưa nhà hoạt động Trịnh Bá Phương ra khỏi bệnh viện tâm thần để trở lại trại giam có thể là do sức ép của dư luận trong và ngoài nước khiến nhà cầm quyền phải từ bỏ ý định vi phạm pháp luật, vô nhân đạo như đã làm với các nhà báo tự do, blogger Phạm Thành và Lê Anh Hùng trước đây.
Nhà đấu tranh cho dân oan Trịnh Bá Phương là trường hợp mới nhất bị cơ quan chức năng chuyển từ trại giam vào bệnh viện tâm thần. Trước khi bị bắt, ông là người hoàn toàn tỉnh táo, không hề có triệu chứng bệnh gì về tâm thần.
… Công an lại hỏi tôi là vì sao không giúp cho những người bình thường mà chỉ giúp cho những người đã bị nhà nước bỏ tù; tôi có nói là những người này là họ bị kỳ thị, họ bị vu khống, gia đình họ bị khống chế và họ bị cản trở… thậm chí người thân của họ cũng bị cản trở việc làm ăn kinh doanh, cho nên những người đó không được ai giúp đỡ cả. Họ là những trường hợp đặc biệt, nên tôi chỉ tập trung các vấn đề tù nhân lương tâm thôi. (Nguyễn Thúy Hạnh, Quỹ 50K)
Hôm 4 tháng Bảy, cùng với các thân hữu người Đức, anh chị em Việt Tân đã đến trung tâm thành phố Ludwigshafen dùng hình ảnh và các dữ kiện để chia sẻ, thông tin cho người địa phương về những trường hợp bắt giữ, tù đày các nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thành, nhà thơ Trần Đức Thạch, và các nhà hoạt động xã hội Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Thị Tâm…