trừng phạt Nga

Tổng Thống Nga Putin tiếp Tổng Thư Ký LHQ Guterres tại Điện Kremlin, Moscow, 26/4/2022 một trong những nỗ lực của LHQ nhằm chấm dứt cuộc chiến xâm lược Ukraine. Ảnh: Vladimir Astapkovich/ Sputnik/ AFP via Getty Images

Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga

Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã có bốn tính toán sai lầm lớn trước khi tiến hành cuộc xâm lược Ukraine… Nhưng Putin đã đúng về một điều: Ông đoán chính xác rằng cái mà tôi gọi là “Phần còn lại của Thế giới” – nghĩa là những nước “phi phương Tây” – sẽ không lên án hay áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga.

Một số đại sứ, trưởng phái đoàn ngoại giao ở Việt Nam thăm Đại Sứ Quán Ukraine ở Hà Nội, 28/2/2022. Ảnh: Tòa Đại Sứ Ukraine tại Hà Nội

Cảnh báo Nga cũng là cảnh báo ‘quân ta’

Ngoại Trưởng Anh vừa có tuyên bố cứng rắn như “bà đầm thép” mới trong đó bà đặt mục tiêu giúp Kyiv quét sạch quân Nga khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine.

Trong bài phát biểu trước các nhà ngoại giao ở London nhân Lễ Phục Sinh, Bà Liz Truss cũng cảnh báo đích danh Trung Quốc và tuyên bố họ sẽ không ngóc đầu lên thêm được nếu không chơi theo luật.

Dù không nhắc tên Việt Nam, lời nhắn nhủ đanh thép của bà cũng có thể được hiểu là dành cho những nước có giá trị gần với Nga hơn phần còn lại của thế giới như chính thể ở Hà Nội.

Một nhà máy nén khí đốt ở Rembelszczyzna, ngoại ô Varsaw, Ba Lan, ngày 27/04/2022. Ảnh: Reuters - Kacper Pempe

Cắt khí đốt Ba Lan và Bulgaria: Đòn nắn gân Liên Âu của Vladimir Putin

Hành động này được đánh giá là một bước leo thang mới của Kremlin gây tăng giá nhiên liệu và ép các nước khác trong Liên Âu phải chấp nhận các điều kiện của Kremlin và nhằm đối phó với viễn cảnh Liên Hiệp Châu Âu đang chuẩn bị loạt trừng phạt mới đối với Nga.

Chính phủ Đức đã dừng đường ống dẫn khí đốt quan trọng Nord Stream 2 trị giá 11 tỉ USD của Nga sau khi Tổng Thống Nga Putin ra lệnh đưa quân vào Ukraine. Ảnh: chụp từ Youtube DW

Vài nhầm lẫn thông tin về giằng co dầu khí giữa Châu Âu và Nga

Trong các thảo luận về tranh chấp dầu khí giữa Châu Âu (EU) và Nga liên quan đến cuộc chiến Ukraine hiện nay, có khá nhiều thông tin chưa rõ ràng và mang tính tuyên truyền, tâm lý chiến là chính.

Bài viết này hy vọng làm rõ các thắc mắc và nhầm lẫn có thể có.

Mạng lưới tài chính phức tạp, nhiều tầng của Tổng Thống Nga Vladimir Putin giống như một con búp bê Matryoshka. Ảnh: Anatoly Maltsev/ EPA/ Shutterstock

Mỹ cần nhắm các biện pháp trừng phạt tài chính vào chính Putin

Trừng phạt tài chính, bất kể quy mô như thế nào, sẽ không giúp chúng ta đạt được mục tiêu trừ khi nó nhắm vào chính Putin.

Trọng tâm chính của chiến dịch này nên là cơ sở hạ tầng doanh nghiệp xoay quanh ‘con heo đất’ của riêng Putin, Ngân Hàng Rossiya, tổ chức lần đầu tiên bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Washington vào năm 2014, vì có liên hệ với các quan chức Điện Kremlin.

Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp Tổng Thống Nga Vladimir Putin tại một diễn đàn kinh tế ở Saint Petersburg, Nga, vào ngày 1/6/2017. Ảnh: Dmitry Lovetsky/ AFP via Getty Images

Tại sao hầu hết các quốc gia Ấn Độ-Thái Bình Dương rón rén chung quanh Nga

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ngày càng tàn bạo của Nga ở Ukraine, phương Tây đã gia tăng sức ép lên phần còn lại của thế giới để lên án sự hiếu chiến của Moscow và tham gia các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và chế độ của nước này. Tuy nhiên, ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn, thông điệp của phương Tây không được hưởng ứng mấy.

Các thành viên của cộng đồng người Nga ở nước ngoài tại Krakow, Ba Lan, hôm 20/3/2022 cầm biểu ngữ và hô khẩu hiệu phản đối cuộc xâm lược Ukraine của Tổng Thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Omar Marques/ Getty Images

Về đâu số phận của Putin, của nước Nga?

Nhà báo Roman Dobrokhotov – người sáng lập và tổng biên tập của tờ báo điều tra độc lập The Insider của Nga, đã trốn khỏi Moscow tháng Tám, 2021, nói ông Putin đang đi vào ngõ cụt. “Nếu ông ta rút lui, thì mọi người đều thấy những tổn thất to lớn về quân đội, tiền bạc và danh tiếng. Nếu ông ta tiếp tục chiến đấu, thì trong vài tháng nữa sẽ có thất nghiệp hàng loạt, bảo đảm cho các cuộc biểu tình lớn trên khắp đất nước,”…

Hoa Kỳ đã nâng cấp biện pháp trừng phạt Nga xâm lăng Ukraine hôm 26/2/2022 và được Liên Âu (EU), Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada, Nhật Bản ủng hộ loại một số ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống SWIFT, đồng nghĩa với việc “phong tỏa” hệ thống tài chánh của Nga với hệ thống tài chánh toàn cầu. Ảnh: Getty Images

Đòn trừng phạt SWIFT tác động lên Nga ra sao?

Hai ngày sau khi Putin tuyên bố “chiến dịch đặc biệt” tấn công vào lãnh thổ của Ukraine vào rạng sáng ngày 24/2/2022 Hoa Kỳ đã nâng cấp biện pháp trừng phạt và được Liên Âu (EU), Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada, Nhật Bản ủng hộ nhằm loại một số ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống điện tín SWIFT, đồng nghĩa với việc “phong tỏa” hệ thống tài chánh của Nga với hệ thống tài chánh toàn cầu

Binh sĩ Ukraine chất tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ cung cấp. Ảnh chụp ngày 11/02/2022 tại phi trường Boryspil, gần Kyiv (AP/ Efrem Lukatsky)

Khủng hoảng Ukraine: Chuỗi trừng phạt nào có thể chặn cỗ máy Putin?

Với cuộc khủng hoảng Ukraine, Vladimir Putin trắc nghiệm tình liên đới, khả năng ứng phó của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu. Cuộc khủng hoảng này còn là một phép thử tình bạn “Putin – Tập Cận Bình.” và cho phép Bắc Kinh đo lường sự quyết tâm của Mỹ trong hồ sơ Đài Loan. Trên đây là những nhận định chung của các nhật báo lớn ở Pháp số ra ngày 23/02/2022.