Trương Mỹ Lan

Ông Lê Thanh Hải, người vừa bị Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN cách tất cả chức vụ trong đảng hôm 16/5. Trước đó, ông Hải bị Bộ Chính trị cách chức bí thư thành ủy ở Sài Gòn nhiệm kỳ 2010-2015. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images

Rộ tin Lê Thanh Hải ‘vô lò’

Có thể nói mà không sợ sai rằng, trong bầy sâu lúc nhúc được gọi là ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam thì ông Lê Thanh Hải là con “sâu chúa” mà người dân muốn diệt nhất, dù ông chưa phải là kẻ có quyền thế lớn nhất. Chính vì vậy, tin đồn ông Lê Thanh Hải bị bắt, truy tố và bị giam – được đón nhận và chia sẻ rầm rộ trên các mạng xã hội.

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bà Trương Mỹ Lan hầu tòa ở TP.HCM hôm 5/3/2024. Ảnh: AFP

Tử hình Trương Mỹ Lan có giải quyết được tiền đền bù cho 42.000 người bị hại?

“Với tình hình chính trị trong nước hiện tại, việc duy trì chế độ độc tài, không có sự kiểm soát, kiềm chế quyền lực quốc gia sẽ tiếp tục làm môi trường sản sinh nạn tham nhũng ngày một trầm trọng hơn. Cho nên, sau vụ án này thì những phiên bản Vạn Thịnh Phát, Trương Mỹ Lan, SCB… sẽ lại tái sinh với những tên gọi khác. Do đó, tôi không thấy có bất kỳ giải pháp nào khả dĩ khắc phục, ngăn chặn chúng nếu Việt Nam vẫn còn tồn tại chế độ độc tài.” [LS Đặng Đình Mạnh]

Ai là người chống lưng cho bà Trương Mỹ Lan bấy lâu nay? Ảnh: Việt Tân edited

Ai là người ‘chống lưng’ cho bà Trương Mỹ Lan?

Để một người phụ nữ có thể “một tay che trời” suốt thời gian dài qua, chắc chắn chống lưng cho bà Trương Mỹ Lan cũng phải là một thế lực cực khủng. Vì vậy, xử lý bà Trương Mỹ Lan cũng chỉ là hành động dư thừa nếu không vạch trần bộ mặt những kẻ đứng sau, cùng chung lợi ích nhóm, đã vơ vét 10% GDP của đất nước.

Thân chủ SCB ở Hải Phòng đòi Ngân hàng SCB trả tiền họ gởi ngân hàng và bà chủ Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan. Ảnh: FB Nhịp Sống Hải Phòng - Việt Tân edited

Vạn Thịnh Phát: Hồi chuông báo tử?

Với những người theo dõi tình hình Việt Nam, vụ Vạn Thịnh Phát không lạ. Đó chỉ là kết cục tất nhiên của một thể chế chính trị kinh tế phản dân hại nước, câu kết với tài phiệt để trục lợi.
Không có bà Trương Mỹ Lan này thì sẽ có bà Lan khác như ruồi nhặng sinh ra từ đống phân. Bà Lan và bộ sậu bị bắt, SCB bị “kiểm soát đặc biệt,” nhưng nhìn vào hệ thống tài chính Việt Nam, người ta vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng bà Lan và SCB ở nhiều nơi khác.

Ảnh: Chính Luận TV

Bố già nào đằng sau Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát

Với 90% cổ phần ở Ngân hàng SCB, bà Trương Mỹ Lan đã sử dụng hơn 1.000 công ty trong hệ sinh thái của mình để bỏ túi riêng 304 ngàn tỷ đồng (khoảng 12 tỷ USD), chiếm 6% GDP Việt Nam. Những con số thật rùng mình đó khiến dư luận tự hỏi: Bố già nào đã che ô dù cho vụ cướp trắng trợn này?

Ảnh: Internet

Khủng hoảng đúng qui trình

Vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã bốc hơi khoảng 2,2 triệu tỷ đồng tương đương khoảng hơn 90 tỷ Mỹ Kim kể từ đầu tháng Tư, 2022 đến 22/10/2022 và một lần nữa xác lập kỷ lục giảm giá mạnh nhất thế giới.

Chỉ số VNindex vào tuần cuối cùng của tháng Mười đã rớt xa khỏi mốc 1000 điểm, xuống còn 986 điểm, mất thêm hơn 5 tỷ USD vốn hóa chỉ trong một phiên ngày 24/10. Đây không còn là một bước hụt chân nữa, đây là một cuộc sụp đổ.

vu an van thinh phat

Đại gia: Những con cừu béo của chế độ Cộng Sản

Dư luận Việt Nam rung động trong suốt hơn một tuần qua trước liên tiếp tin tức về vụ bắt giam và khởi tố “bà trùm” Trương Mỹ Lan và hàng loạt những cái chết bí ẩn các CEO tập đoàn Vạn Thịnh Phát chỉ trước và sau khi bị bắt giam ít ngày.

Tất cả diễn biến cùng với những câu chuyện lan truyền lâu nay về thế lực hắc ám Trung Nam Hải đỡ đầu cho tập đoàn Vạn Thịnh Phát này khiến người ta lạnh gáy liên tưởng đến “luật im lặng” trong giới mafia và các cuộc đồ sát tanh mùi máu.

Các đại gia lãnh đạo các Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh và FLC vừa bị "truy quét." Ảnh: RFA edited

Đợt “truy quét” các “đại gia” gần đây có ích gì?

“Chuyện bắt những công ty này không giải quyết được vấn đề gì cả. Nó không ngăn ngừa chuyện sẽ xảy ra trong tương lai. Bởi vì thể chế hiện nay là như vậy, luật lệ hiện nay không có khả năng kiểm soát những điều tương tự diễn ra trong tương lai.

Nếu không muốn những điều tương tự diễn ra trong tương lai thì phải sửa lại thể chế, cải cách hệ thống kiểm toán, hệ thống điều hành tài chính tiền tệ và thị trường vốn…” (TS Nguyễn Huy Vũ)

Bà Trương Mỹ Lan (trái) và ông Lê Thanh Hải. Ảnh: Bộ Công An, Getty Images

Vụ Trương Mỹ Lan và mặt thật của một chế độ

Nếu chỉ căn cứ vào thông tin của cơ quan điều tra Bộ Công An thì vụ bắt giam bà Trương Mỹ Lan chỉ là một vụ án kinh tế như hàng chục vụ án bất động sản và ngân hàng mấy năm gần đây.

Nhưng để phá một vụ án như vậy, có cần ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phải cất công dẫn một phái đoàn cao cấp – bao gồm bốn ủy viên Bộ Chính Trị, trong đó có hai bộ trưởng Công An và Quốc Phòng – từ Hà Nội vào Sài Gòn hôm 23/9 để họp với ông Nguyễn Văn Nên, bí thư Thành Ủy và cũng là một ủy viên Bộ Chính Trị?