tự do

LS Đặng Đình Mạnh (trái) và LS Võ An Đôn. Ảnh: FB Manh Dang

Bay đi cánh chim biển

“Tự do ngọt ngào không anh?”, vẫn nghẹn ngào không thể trả lời được thành tiếng, tôi chỉ đành khẽ gật đầu trả lời người bạn ân tình trong đầm đìa nước mắt. Lúc ấy, chúng tôi cùng đang đứng trên bậc thềm trước đền tưởng niệm Abraham Lincoln nhìn xuống mặt hồ phẳng lặng đang phản chiếu đêm pháo hoa rực rỡ chào mừng ngày độc lập Hoa Kỳ.

Ảnh minh họa: Crowell

Nhớ TS Phạm Chí Dũng

Bộ Công an, một lực lượng kiêu binh có thể tạo dựng chứng cớ để bắt bớ bất kỳ ai. Một chế độ “công an trị” theo mô hình Stasi ở Đông Berlin đã dần hình thành ở quê nhà. Trách cứ ai đây? Chúng là sản phẩm của thời đại chúng ta. Người dân Việt Nam vừa là nạn nhân vừa là đồng phạm với cái thể chế ấy.

Buổi lễ trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023 do đảng Việt Tân tổ chức tại Paris, Pháp Quốc hôm 10/12/2023

Buổi lễ trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023 tại Paris, Pháp Quốc

Buổi lễ trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023, với chủ đề 75 Năm Quốc Tế Nhân Quyền – Tự Do, Bình Đẳng & Công Lý cho Việt Nam, cho Nhà Hoạt Động Nhân Quyền Trương Văn Dũng được tổ chức tại Paris, thủ đô Pháp Quốc hôm 10/12/2023.

Buổi lễ được phát trực tuyến trên mạng xã hội Facebook Việt Tân và kênh Youtube Việt Tân. Kính mời quí vị và các bạn theo dõi.

Dự luật Căn cước Công dân sửa đổi rất nguy hiểm cho tự do của người dân và kìm hãm sự phát triển cả nền kinh tế. Ảnh minh họa: FB Lê Quốc Quân

Dự luật Căn cước Công dân sửa đổi rất nguy hiểm cho sự tự do của nhân dân và kìm hãm sự phát triển cả nền kinh tế

Mặc dù râm ran ngoài xã hội về dự luật này thì rất nhiều nhưng ở diễn đàn quốc hội, các đại biểu chỉ có những thắc mắc rất khiêm nhường về việc thu thập “mống mắt” và “liệu căn cước gắn chíp, căn cước điện tử thì có bị theo dõi hay không?”

Ảnh: VOA

Sám hối

Tôi không phải là một trong số những thuyền nhân năm xưa. Nhưng tôi biết ngay trong thời điểm này, có không ít người vẫn đang phải lưu vong trên chính quê hương mình hoặc phải tất bật nơi xứ người.

Có không ít những giọt nước mắt được chôn chặt trong tim của nhiều người. Chẳng ai muốn lìa bỏ quê hương mình cả. Chẳng ai muốn phải bỏ mình trong những chuyến xe tử thần để vượt biên bằng đủ hình thức cả. Thảm cảnh 39 nạn nhân Việt bị tử vong trên xe đông lạnh vào Anh Quốc, vừa là tiếng khóc vừa là tiếng than của giới trẻ: Quê hương có còn là “chùm khế ngọt”?

Một bài học kinh nghiệm mà người Việt Nam năm 2075 có thể nghĩ ra là đừng bao giờ chấp nhận sống dưới một chế độ độc tài. Nhất là một chế độ dựa trên một hệ thống tư tưởng giáo điều, hủ lậu, cố chấp. Ảnh: Reuters

Lịch sử sẽ viết gì về ngày 30 tháng 4

Ký giả này đã nhiều lần tự hỏi một cuốn lịch sử Việt Nam in năm 2075 sẽ nói gì về ngày 30 tháng Tư trước đó 100 năm?

Nhà viết sử sẽ ghi nhận 30 tháng Tư năm 1975 là ngày cuộc nội chiến đã chấm dứt giết chết hai triệu người Việt; sau đó ba, bốn trăm ngàn người Việt đã vùi xác trên Biển Đông khi tìm đường chạy trốn một chế độ độc tài khắc nghiệt. Sách có thể ghi chú rằng dân số cả nước lúc đó khoảng 35 triệu.

Giới chức ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ trong một lần đối thoại ở Hà Nội trước đây. Ảnh minh họa: RFA/ AFP

Ai cho ta tự do, ai cho ta dân chủ?

Thế nên, việc trông đợi giúp sức từ bên ngoài để cải thiện tình hình trong nước là một điều rất xa vời, phi thực tế, không mang nhiều ý nghĩa mà tự ta phải giúp lấy ta mà thôi. Tự do, dân chủ không tự nhiên mà có được, không phải chờ ai mang đến mà mỗi một chúng ta phải tự tạo ra nó, tạo cơ hội cho những người xung quanh. Tự do, dân chủ tới từ tri thức, từ nỗ lực của mỗi một người chúng ta chứ không thể trông chờ ai đó ban cho…

Báo CAND: “Dân chủ không đồng nghĩa với đa nguyên, đa đảng”

Với thứ “dân chủ không đồng nghĩa với đa nguyên đa đảng,” hiện Việt Nam có 43 nhà báo vì lợi ích cộng đồng bị cầm tù theo báo cáo mới đây của RSF (Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới). Và trưởng ban Châu Á – Thái Bình Dương của RSF, ông Daniel Bastard nhận định “Việt Nam là nhà tù lớn thứ 3 trên thế giới, ngay sau Trung Quốc và Myanmar.”

Ảnh minh họa do một bạn gởi tặng tác giả. Nguồn: FB Le Nguyen Duy Hau

“Tự do trong khuôn khổ” liệu có đúng không?

Đa số các quyền tự do là có giới hạn, nhưng bản thân việc giới hạn tự do không có nghĩa là quyền tự do chỉ được thực hiện trong một khuôn khổ nào đó. Xét về hình ảnh, thì việc một quyền tự do phải nằm trong khuôn khổ đã tức khắc làm mất đi ý nghĩa tự do của nó rồi, huống gì là “tự do cao nhất” như một tờ báo trong nước từng giựt tít. Nhưng đó là về mặt câu chữ và cách hiểu thông thường, còn về mặt pháp lý và chuẩn mực thì sao? Mình muốn thử cắt nghĩa nó và có lẽ sẽ cần nhiều hơn một post để nói về việc này.

Hôm 11/7, hàng ngàn người Cuba đã tham gia các cuộc biểu tình diễn ra tại nhiều thành phố, từ Havana đến Santiago, kêu gọi tự do và đòi Chủ Tịch Miguel Diaz-Canel từ chức. Ảnh chụp từ Youtube Việt Tân.

Biểu tình lớn tại Cuba đòi tự do, thực phẩm, vaccine và dẹp bỏ chế độ CS

Trong ngày 11/7, hàng ngàn người Cuba đã tham gia các cuộc biểu tình diễn ra tại nhiều thành phố, từ Havana đến Santiago, kêu gọi tự do và đòi Chủ Tịch Miguel Diaz-Canel từ chức. Đây là những cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất trên hòn đảo bị Đảng Cộng Sản cai trị trong nhiều thập niên.

Các cuộc biểu tình nổ ra trong bối cảnh Cuba đang bị khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ và số ca nhiễm coronavirus tăng cao kỷ lục. Người dân bày tỏ sự tức giận vì tình trạng thiếu hàng hóa cơ bản, quyền tự do dân sự bị hạn chế và sự thất bại của chính quyền trong việc xử lý đại dịch.

Phụ nữ Afghanistan dự một sự kiện nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ tại Kabul, Afghanistan. Ảnh: AP

Những gì tốt đẹp sẽ không chết!

Từ nhận xét về một bài thơ Tô Thùy Yên, Vương Trí Nhàn so sánh nền nếp sống của hai miền Nam, Bắc. Ông thấy trong khi ở miền Bắc “Một cái gì đó rất tốt đẹp đã chết đi trong chúng tôi” thì tại miền Nam “…có những con người được giáo dục theo kiểu khác, có những niềm tin khác, bị những quy luật khác chi phối, và nay nhiều người vẫn đứng vững trước mọi biến động để làm ăn sinh sống rất tử tế.” Ông nêu lên niềm hy vọng, “…trong tình thế ngổn ngang của cả nước hôm nay những người còn được cái căn bản của con người ấy mới chính là cái tương lai là niềm hi vọng của cả xã hội.”