UPR

Freedom House: Việt Nam vẫn không có tự do Internet

Tổ chức Freedom House có trụ sở ở Hoa Kỳ vừa ra báo cáo “Tự do Internet 2022,” trong đó xếp hạng Việt Nam là một trong năm quốc gia kém tự do Internet nhất trên thế giới.

Bảng xếp hạng Tự do Internet 2022 này dựa vào các tiêu chí như hành vi ngăn chặn các trang web, sự tác nghiệp của dư luận viên ủng hộ chính phủ, ban hành chính sách mới để kiểm duyệt, bắt bớ và giam cầm người dùng, sử dụng bạo lực đối với người dùng, và các biện pháp tấn công kỹ thuật, để đánh giá về tình hình tự do Internet ở Việt Nam.

Ảnh: Youtube VOA

Việt Nam duyệt đề án truyền thông ‘nâng cao’ nhân quyền

Từ Bangkok, nhà hoạt động Đường Văn Thái, cựu nhà báo Việt Nam đang xin tị nạn chính trị, chia sẻ với VOA về dự án truyền thông nhân quyền của Việt Nam: “Đề án này được phê duyệt với các mục đích: “…biện minh với quốc tế rằng Việt Nam rất tự do về ngôn luận, tự do về nhân quyền,… là một lá bài để đối phó với quốc tế và các tổ chức nhân quyền; một dự án béo bỡ để các quan chức rút ruột ngân sách bởi đề được thực hiện khá dài hơi, từ 2023-2028…; và đề án sẽ được tuyên truyền sâu rộng ở Việt Nam với tính chất mị dân…”

Dân Biểu Rolin Wavre phát biểu kết thúc buổi hội thảo với chủ đề “Kiểm Điểm UPR tại LHQ Trong Bối Cảnh Đàn Áp Khốc Liệt” do Nhóm Làm Việc UPR (Working Group UPR) tổ chức vào chiều ngày 21/1/2019 tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ, một ngày trước khi diễn ra phiên kiểm điểm định kỳ lần thứ 3 của CSVN trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Ảnh: Tư liệu Việt Tân

Thương tiếc Rolin Wavre

Sáng ngày 8 tháng Mười, 2010, một người da trắng đến gõ cửa nhà tù Thanh Hóa, để yêu cầu được thăm một tù nhân lương tâm Việt Nam đang bị bệnh nặng. Ông đã cố gắng vượt hàng ngàn km đường hàng không và mấy trăm cây số đường bộ để đến nhà tù này. Ông muốn bày tỏ nghĩa cử của một người đang đau xót trước nỗi đau của các tù nhân lương tâm Việt Nam.

Người đó là Rolin Wavre, một người Thụy Sĩ, một người bạn của nhiều người Việt Nam và có thể nói là một người bạn của dân tộc Việt Nam.

Kiểm điểm định kỳ phổ quát về tình hình nhân quyền Việt Nam kỳ III hôm 22/1/2019.

UPR Việt Nam Kỳ III – Cơ hội vạch trần bộ mặt thật của nhà nước CSVN

Vài ngày trước buổi Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát diễn ra, nhà cầm quyền CSVN tuyên bố đã thực hiện 177 trên 182 khuyến cáo do 106 quốc gia thành viên LHQ đề ra trong kỳ II, năm 2014. Toàn dân VN trong và ngoài nước thừa biết: tình hình nhân quyền tại VN ngày càng tệ hơn từ mấy năm qua. Một lần nữa, những lời tuyên bố của nhà cầm quyền CSVN chỉ nhằm đánh lừa dư luận quốc tế.

Công an CSVN bắt giữ thành viên của Đảng Việt Tân và Hội Anh Em Dân Chủ

Việc nhà cầm quyền CSVN bắt giữ ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân và ông Nguyễn Văn Viễn, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, một lần nữa cho thấy nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục dối trá trong các báo cáo nhân quyền và tình trạng đàn áp ngày càng tồi tệ hơn tại Việt Nam.

Quang cảnh buổi Hội thảo với chủ đề “Kiểm Điểm UPR tại LHQ Trong Bối Cảnh Đàn Áp Khốc Liệt”, diễn ra ngày 21 tháng Giêng, 2019 tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ.

Tường thuật Hội thảo trước ngày kiểm điểm UPR kỳ 3 của CSVN tại Geneva

Một ngày trước khi diễn ra phiên kiểm điểm định kỳ lần thứ 3 của CSVN trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, một cuộc Hội Thảo với chủ đề “Kiểm Điểm UPR tại LHQ Trong Bối Cảnh Đàn Áp Khốc Liệt” do Nhóm Làm Việc UPR (Working Group UPR) tổ chức vào chiều ngày 21 tháng Giêng vừa qua tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ.

Một phiên họp của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Ảnh: LHQ

Thông báo: Nhóm Làm Việc UPR 2019 tổ chức Hội Thảo UPR tại Geneva, Thụy Sĩ

Song song với cuộc kiểm điểm tại Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, Nhóm Làm Việc UPR bao gồm 10 tổ chức NGOs quốc tế và Việt Nam sẽ tổ chức buổi Hội Thảo “Kiểm điểm UPR tại LHQ trong bối cảnh đàn áp khốc liệt”. Hội thảo sẽ kiểm điểm những đàn áp và đề nghị những phản ứng cần thiết từ LHQ trước những sự kiện đang diễn ra trước mắt dư luận Việt Nam và quốc tế.

Nhân quyền Việt Nam 2018: Nhà tù trong nhà tù (Phần I)

Vào ngày 22 tháng 1 năm 2019, Việt Nam sẽ báo cáo tại kỳ Kiểm điểm định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) chu kỳ 3 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đài RFA điểm lại tình hình nhân quyền của Việt Nam trong năm 2018 vừa qua.

Thanh Niên vừa thôi chức 13 nhân sự không phải là đảng viên của đảng Cộng Sản.

‘VN thực hiện xong 96,2% khuyến nghị nhân quyền’ nghĩa là gì?

Sau khi nộp Báo cáo quốc gia về nhân quyền chu kỳ 3 lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào ngày 22/10/2018, chính thể độc đảng ở Việt Nam sẽ phải giải trình và đối thoại về báo cáo này tại Liên Hợp Quốc vào ngày 22/1/2019 (UPR 2019).