vắc-xin chủng ngừa covid

Một chốt kiểm soát dịch tễ ở Hà Nội, Việt Nam, 24/07/2021, ngày mà thủ đô Việt Nam bắt đầu "giãn cách xã hội" toàn thành phố trong 15 ngày. Ảnh: AP/ Hieu Dinh

Việt Nam: Cách phòng chống không thích ứng với đợt dịch Covid mới

Chính sách phòng chống dịch của Việt Nam nay có vẻ như không còn thích ứng với tình hình dịch tễ đang diễn biến ngày càng phức tạp. Trong thời gian qua, trên báo chí chính thức, cũng như trên mạng xã hội đã có nhiều tranh cãi về việc nên thay đổi cách phòng chống dịch như thế nào cho hiệu quả và nhất là cho phù hợp với khả năng của hệ thống y tế Việt Nam, nhất là hệ thống y tế của thành phố Sài Gòn, hiện đang có nguy cơ bị quá tải trước con số ca nhiễm mới mỗi ngày mỗi tăng.

Tiêm vắc-xin phòng Covid. Ảnh: Báo Đà Nẵng

Miễn dịch cộng đồng, con đường duy nhất để chiến thắng đại dịch

Nhìn lại những ngày này năm trước, cả thế giới giành giật khẩu trang và đồ bảo hộ. Bọn bất hảo có cơ hội trục lợi và vơ vét. Giờ đây, vaccine cũng vậy. Cả thế giới hấp tấp, vội vàng. Đây là cơ hội cho bọn bán vaccine kém phẩm chất tung hoành.

Chỉ có vaccine thật, chất lượng tốt mới giúp chúng ta đạt được “miễn dịch cộng đồng.” Lựa chọn loại vaccine nào cho mình, cho gia đình, cho cộng đồng và cho cả quốc gia phải dựa vào thông tin của những quốc gia đi trước, có truyền thống minh bạch, trung thực, và không có động cơ trục lợi.

Vaccine Covid-19 Trung Quốc của hãng dược Sinopharm được trưng bày trong Hội chợ Thương mại dịch vụ quốc tế Trung Quốc tại Bắc Kinh, ngày 6/9/2020. Ảnh: CGTN

Vaccine Trung Quốc của Sinopharm – Vết xe đổ – Tại sao chúng ta phải đi vào?!

Hai ngày trước, mình đã kể cho các bạn về sự thất bại trong chiến lược vaccine COVID-19 của Seychelles, quốc gia có tỉ lệ người được chích ngừa cao nhất thế giới (hơn 71%) vì sự “kém hiệu quả bảo vệ” của vaccine Trung Quốc, thì ngày hôm qua mình thấy tin Việt Nam phê duyệt chính vaccine ấy của Trung Quốc cho người Việt mình sử dụng, mình cảm thấy khá sốc! Việc phê duyệt vaccine hãng Sinopharm, Trung Quốc trước các thông tin bất lợi về nó là một việc giống như “đi lên vết xe đổ.”

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ Tịch Nước CHXHCNVN. Ảnh: Internet

Vì sao ông Phúc viết thơ gởi ông Biden?

Hiện nay với số vaccine đã nhận được, ước lượng Việt Nam chỉ mới đạt kết quả chích ngừa được 1% dân số, nhưng tập trung trong các thành phần ưu tiên như nhân viên y tế, ngành ngoại giao, hải quan, công an và quân đội. Vì vậy đẩy mạnh việc chích ngừa toàn dân là biện pháp cứu vãn cho mọi sự sụp đổ bi thảm.

Trong khi đó, viễn cảnh để có thêm vaccine phải nói là trong tình trạng nhỏ giọt, vì nước nào cũng đang chạy đua tìm mua vaccine.

Một nhân viên y tế đang được tiêm vaccine AstraZeneca tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương ở Hà Nội vào ngày 8/3/2021. Ảnh: AFP

Phản ứng trước kêu gọi kiều bào đóng góp để mua vaccine phòng COVID-19 mà thủ tướng đưa ra

“Cá nhân tôi thấy chuyện này rất khó giữa tình và lý. Về tình, tôi thương người dân mình không có tiền, không có hệ thống bảo hiểm y tế tốt để được chích ngừa như ở những xứ dân chủ khác. Còn về lý, liệu số thuốc mua được từ số tiền đó có đến được với người dân thấp cổ bé họng hay không? Chưa kể việc sử dụng cho người dân có công bằng và hợp lý hay không, hay bán ra ngoài kiểu ‘chợ đen’ hay ưu tiên cho đảng viên, cho những người có công với cách mạng? Sự phân phối liệu có công bằng hay không?” (Chị Tường An từ Pháp)

Chuẩn bị các thùng đông lạnh chuyên chở vắc-xin của Pfizer-BioNTech tại cơ sở bào chế Pfizer Global Supply Kalamazoo, Portage, tiểu bang Michigan, Mỹ, ngày 13/12/2020. Ảnh: Reuters

Covid-19: Hoa Kỳ khởi động chiến dịch tiêm chủng đại trà

Chưa đầy 3 ngày sau khi vắc-xin của hai hãng Mỹ-Đức Pfizer-BioNTech được cấp phép, Hoa Kỳ hôm nay, 14/12/2020 khởi động một chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19, trong bối cảnh số ca tử vong đã lên đến gần 300.000 ngàn người, tính đến tối qua.

Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh CDC đã khuyến cáo ưu tiên tiêm chủng cho những người sống trong các viện dưỡng lão (3 triệu) và những người làm việc trong ngành y tế (21 triệu).

Một y tá tiêm cho một cụ bà loại vắc-xin Covid-19 do hãng Pfizer-BioNTech bào chế, tại bệnh viện Guy's Hospital, Luân Đôn, Anh Quốc, ngày 08/12/2020. Ảnh: AP/ Frank Augstein

Vắc-xin Covid-19: Anh Quốc, nước đầu tiên tiêm chủng đại trà

Một bà cụ người Anh 90 tuổi hôm nay 8 tháng Mười Hai, 2020 đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được tiêm chủng vắc-xin Covid-19 của Pfizer/BioNTech, trong khuôn khổ chiến dịch tiêm chủng đại trà tại Anh Quốc.

Là quốc gia châu Âu có số ca tử vong nhiều nhất, với 61.500 nạn nhân, Anh cũng là nước đầu tiên trên thế giới cho phép sử dụng vắc-xin của hãng Pfizer/BioNTech.

Bộ Trưởng Y Tế Anh Matt Hancock, sau khi thông báo cấp phép cho vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech, ngày 2/12/2020, Luân Đôn, Anh Quốc. Ảnh: AP/ Kirsty Wigglesworth

Anh là nước đầu tiên cấp phép vắc-xin ngừa Covid-19

Một năm sau khi virus corona xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, Anh Quốc là nước đầu tiên cấp phép cho vắc-xin ngừa Covid-19 của tập đoàn Pfizer và BioNTech. Quyết định được Cơ Quan Dược Phẩm Anh đưa ra ngày 2/12/2020 và vắc-xin sẽ có trên khắp lãnh thổ “ngay từ tuần tới.”

Vaccine dùng trong thử nghiệm của cộng ty dược phẩm Moderna. Ảnh: AP/ Hans Pennink

Moderna: COVID-19 vaccine hiệu quả hơn 94%, sẽ xin FDA cho ra thị trường sớm

Công ty dược phẩm Moderna hôm thứ Hai 30/11, nói rằng sẽ nộp đơn xin giấy phép khẩn cấp từ Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) Mỹ để sớm đưa vaccine của mình ra thị trường, sau khi các số liệu mới có được cho thấy thuốc có hiệu quả hơn 94% và cũng an toàn.

Loan báo của Moderna cho thấy một số người dân Mỹ có thể được chích các liều thuốc đầu tiên của Moderna chỉ trong vài tuần tới đây.

Công ty bào chế dược phẩm Moderna (Mỹ) dự kiến ​​sẽ có đủ dữ liệu an toàn cần thiết để được Hoa Kỳ cấp phép trong khoảng tuần tới. Ảnh: Reuters

Vaccine Moderna thành công, thêm hy vọng chặn COVID-19 cho thế giới

Một ưu điểm chính của vaccine Moderna là không cần bảo quản siêu lạnh như của Pfizer [-70C], giúp cho việc phân phối dễ dàng hơn.

Moderna hy vọng vaccine sẽ ổn định ở nhiệt độ của tủ lạnh thông thường từ 2 đến 8 độ C (36 đến 48°F) trong 30 ngày và có thể được bảo quản đến 6 tháng ở -20C.

Các ống chích đặt trước biểu tượng của BioNTech và Pfizer, chụp ngày 10/11/2020. Ảnh: Reuters

Tìm hiểu về tính hiệu nghiệm của vaccine chống Covid

Tỷ lệ hiệu nghiệm được tính ra sao? Trong trường hợp của Pfizer và BioNTech, họ chờ cho đến khi 94 tình nguyện viên trong cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối gồm hơn 43.500 người (phân nửa nhận vaccine, phân nửa nhận giả dược) thử nghiệm dương tính sau khi phát triển các triệu chứng.

Để gọi là trên 90% hiệu nghiệm, chưa tới 8 người trong số những ai xét nghiệm dương tính đã được tiêm vaccine, những người còn lại được tiêm giả dược.

Vắc-xin hai công ty Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phát triển vừa công bố kết quả thử nghiệm đầy triển vọng. Ảnh: Sciencemag

BNT162b2 – một ứng cử viên sáng giá cho vaccine phòng ngừa COVID-19

Kết quả “ban đầu” cho thấy rằng vaccine có thể có hiệu quả phòng ngừa trên 90%, điều này có nghĩa là khi bạn được chích vaccine thì 90% là bạn sẽ không bị mắc bệnh COVID-19. Tỉ lệ “90% bảo vệ” này là khá cao vì chúng ta nên biết rằng vaccine ngừa cúm mùa hàng năm thì tỉ lệ cũng chỉ dao động khoảng 50%, có những năm rất thấp như mùa đông năm 2014-2015 chỉ đạt được 19% bảo vệ. Vậy chúng ta nên hiểu thế nào về con số 90% này?