vaccine

Quảng trường Thời Đại, New York, chuẩn bị đón năm mới 2022. Ảnh minh họa: Rob Kim/Getty Images

2022 và những niềm hy vọng

Với vaccine và thuốc điều trị có sẵn, chẳng bao lâu nữa dịch Covid-19 sẽ bị khống chế, sẽ trở thành một thứ cúm mùa (flu) mà nhân loại hoàn toàn có thể kiểm soát được; con người có thể sống chung với virus mà không phải chịu quá nhiều tổn thất như trong hai năm qua.

Tóm tắt kết quả nghiên cứu từ Bahrain về hiệu lực của vaccine Sinopharm, Sputnik, Pfizer và AstraZeneca liên quan đến nhiễm, nhập viện, nhập ICU và tử vong. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Hiệu lực vaccine Sinopharm ở Bahrain và ý nghĩa cho Việt Nam

Mấy tuần nay, công chúng Việt Nam hỏi tại sao những người đã tiêm vaccine mà vẫn bị nhiễm, thậm chí tử vong. Tình trạng đã tiêm vaccine mà vẫn bị nhiễm thì không quá ngạc nhiên (vì điều này đã xảy ra trong nghiên cứu), nhưng đã tiêm 2 liều vaccine mà tử vong thì đúng là đáng ngạc nhiên.

Thuốc trị Covid-19 của Pfizer. Hãng này hiện đang xin cơ quan y tế Hoa Kỳ cấp phép. Ảnh: AP

Thuốc trị Covid: Niềm hy vọng mới trong việc phòng chống đại dịch

Theo lời Ủy Viên Y Tế Châu Âu Stella Kyriakides, việc phê duyệt hai loại thuốc nói trên là một “bước quan trọng” trong công cuộc phòng chống đại dịch Covid-19. Bà cho biết mục tiêu đề ra là từ đây đến cuối năm 2021 sẽ phê duyệt tổng cộng 5 loại thuốc mới trị Covid-19.

Như vậy, bên cạnh vô số các loại vắc-xin, những thuốc trị Covid-19, như hai loại mà Cơ Quan Dược Phẩm Châu Âu EMA vừa phê duyệt, có thật sự là niềm hy vọng mới cho nhân loại trong việc đẩy lùi đại dịch đã khiến cả thế giới chao đảo trong gần 2 năm qua?

Báo chí trong nước loan tin đánh lừa độc giả về con số người bị nhiễm đã chích ngừa Covid. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Xác suất nhiễm (‘nhiễm đột phá’) sau khi tiêm vaccine là bao nhiêu?

Xác suất bị nhiễm [còn gọi là ‘nhiễm đột phá’] ở người tiêm đầy đủ 2 liều vaccine Tây là chỉ chừng 1-3 trên 5000 người, và xác suất nhập viện chỉ 1 trên 100.000 người. Báo chí chỉ đưa con số ca nhiễm mà không cung cấp số người trong quần thể tiêm chủng thì chẳng khác gì đánh lừa độc giả.

Giải độc thông tin đăng không chính xác trên FB của BS Lương Trường Sơn (bên trái) và dẫn chứng của tác giả (bên phải). Ảnh: FB Vu Hong Nguyen

Giải độc thông tin – về nhận xét của Bác Sĩ Lương Trường Sơn (Phần 2)

Nói cách khác, sự chênh lệch tỉ lệ giữa người trở nặng hoặc chết trong nhóm chưa chích vaccine so với nhóm đã chích vaccine sẽ cao hơn con số 3,37 lần đối với người bệnh nặng và 6,78 lần đối với người chết mà tôi tạm tính phía trên. Số liệu này cho thấy hiệu quả bảo vệ của vaccine COVID-19 mà Singapore đang sử dụng là có thật và không thể chối cãi được (họ dùng chủ yếu là Pfizer/BioNTech, Moderna với trên 9,7 triệu liều và 1 phần rất nhỏ vaccine Trung Quốc khoảng 230 ngàn liều).

Giải độc thông tin – về nhận xét của Bác Sĩ Lương Trường Sơn

Đây không phải lần đầu tiên mình gặp những thông tin “bóp méo” khoa học như thế này để dẫn người đọc hiểu sai, ngộ nhận những sự thật không thể chối cãi và thay vào đó là tin vào những thuyết âm mưu của các “thế lực vô hình” mang tên “Bích Phạc Ma” (BIG Pharma). Các thông tin giả khoa học, thông tin dạng thuyết âm mưu như thế này càng độc hại hơn và ảnh hưởng xấu đến cộng đồng hơn khi chúng được lan truyền từ những người được cho là “có trình độ” và “có ảnh hưởng xã hội” như BS Lương Trường Sơn ở đây là một ví dụ! Thông tin sai sự thật, nhất là thông tin về sức khỏe không chỉ làm người ta hiểu sai vấn đề mà còn có thể giết người…

TP.HCM đang lên kế hoạch dùng thẻ xanh/ thẻ vàng để "kiểm soát các thành phần dân cư" sau 15/9. Ảnh chụp FB Nguyễn Tuấn

Thẻ xanh và thẻ vàng: Có cần thiết?

Một trong những nguyên tắc của y tế công cộng là đơn giản. Thế nhưng trong thực tế, chánh sách chống dịch ở Việt Nam rất khó hiểu đối với người dân. Cách phân chia vùng xanh vàng đỏ đã là khác thường và phi khoa học. Cách phân nhóm F cũng là chuyện chỉ có ở Việt Nam. Câu chuyện thẻ xanh, thẻ vàng lại thêm là một ví dụ độc đáo Việt Nam mà còn đi ngược lại khoa học

Hơn 1,7 triệu liều vaccine AstraZeneca về Việt Nam hôm 28/8/2021 được phân bổ cho các tỉnh thành khác ngoài Sài Gòn. Ảnh: Zing

Sài Gòn không còn được Bộ Y Tế phân bổ vaccine Âu Mỹ

Hơn 1,7 triệu liều vaccine AstraZeneca về Việt Nam hôm 28 tháng Tám, được phân bổ cho các tỉnh thành khác ngoài Sài Gòn, dù thành phố ghi nhận 200.000 ca nhiễm COVID-19 tính đến thời điểm này. Theo báo Zing, lô vaccine nêu trên được công ty VNVC nhập cảng và Cộng Hòa Ba Lan viện trợ.

Theo quyết định của Bộ Y Tế CSVN, 28 tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra miền Bắc tiếp nhận 448.400 liều, tức gần một phần ba lô vaccine. Mười chín tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam được phân bổ 263.000 liều. Đáng lưu ý, lực lượng công an và quân đội được phân bổ tổng cộng 700.000 liều AstraZeneca trong đợt này. Sài Gòn gần như không được phân bổ thêm vaccine AstraZeneca, ngoại trừ các bệnh viện Thống Nhất, Đại Học Y Dược Sài Gòn và Chợ Rẫy… được phân bổ 7.000 liều cho mỗi nơi.

Bác Sĩ Trần Đức Tuấn Vũ, từ Paris, Pháp chia sẻ thông tin khoa học về biến thể Delta, về hiệu quả của các loại vaccine hiện được chấp thuận tại Việt Nam... Ảnh chụp Youtube Việt Tâ

BS. Trần Đức Tuấn Vũ giải thích về các loại vắc-xin & biện pháp giúp tránh nhiễm Covid-19

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với số người nhiễm bệnh và số người tử vong không ngừng gia tăng.

Bác Sĩ Trần Đức Tuấn Vũ, từ Paris, Pháp chia sẻ thông tin khoa học về biến thể Delta, về hiệu quả của các loại vaccine hiện được chấp thuận tại Việt Nam, biện pháp giúp tránh lây nhiễm, làm gì khi có những triệu chứng nhẹ…

Bảng phân bố vắc xin Pfizer và Moderna của Sở Y Tế tỉnh Đồng Nai hôm 24/7/2021. Ảnh: voz.vn

Chống dịch… cho ai?

Ai cũng hiểu hầu hết số thuốc (Pfizer và Moderna) này sẽ được đem ra bán chợ đen với giá rao hiện nay khoảng 1000 USD hoặc cao hơn.

Tóm lại, bảng phân phối này và các bảng tương tự cho 73 tỉnh thành còn lại cho thấy ý định tặng vắc-xin miễn phí của thế giới cho người dân Việt Nam đã tan thành mây khói ngay khi vừa đến sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Một xe tải hàng hóa bị chặn ở chốt kiểm soát. Ảnh chụp Youtube Giàu Dương

Tài xế xe tải “bức xúc” vì tình trạng “ông nói gà bà nói vịt” tại chốt kiểm soát

Tình trạng “ông nói gà bà nói vịt,” diễn giải tùy tiện… tại các chốt kiểm soát khiến giới tài xế xe tải hàng hóa và người dân không biết phải hành xử thế nào để không bị nhà chức trách cho là “vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid,” dẫn đến các hình thức chế tài như đưa đi cách ly, phạt tiền thật nặng, v.v.

Các chợ truyền thống bị đóng cửa, những điểm cung cấp thực phẩm nhỏ lẻ đều bị đóng cửa khiến dân Sài Gòn rất vất vả để có thức ăn hàng ngày. Ảnh: Reuters

Covid làm ‘bùng phát’ bất công, bất cập và bất bình tại Sài Gòn

Không chỉ cư dân Sài Gòn, mà một số nhà quan sát thời sự cư ngụ ở các tỉnh thành khác cũng cho rằng đợt bùng phát dịch COVID-19 hiện nay đang làm cho họ thấy rõ những bối rối, bất cập và bất nhất của chính phủ trong các chính sách ngăn ngừa và đối phó với dịch bệnh tại “tâm dịch,” khiến cho không ít người dân bất bình và lên tiếng phản ánh trên các trang mạng xã hội.

Tình trạng bất cập và tùy tiện trong các quy định phòng chống dịch và thực hiện giãn cách xã hội đã đem đến rất nhiều hệ luỵ và khó khăn cho người dân từ vấn đề lương thực, thực phẩm hàng ngày cho đến công việc làm ăn, kinh doanh và đi lại.