vận động quốc tế

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

RFA phỏng vấn Tổng Bí thư đảng Việt Tân Hoàng Tứ Duy và LS Nhân quyền Đặng Đình Mạnh nhận định Việt Nam đã làm gì trong suốt 50 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và buổi vận động tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 18/1/2024

50 năm mất Hoàng Sa: Việt Nam “quá yếu ớt” trong việc đòi lại chủ quyền ở Biển Đông

Việt Nam đã làm gì trong suốt 50 năm qua kể từ khi Trung Quốc xâm lược và đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa?

Để hiểu rõ hơn vấn đề này RFA đã mời hai vị khách là ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân – tổ chức khởi xướng buổi vận động tại Rayburn House (Quốc Hội Hoa Kỳ) vào ngày 18/1 và LS Đặng Đình Mạnh, trong hội luận sau. Mời quý vị cùng theo dõi.

Phái đoàn Việt Tân đã trao cho bà Annemarie van der Heijden, Giám đốc Vụ Nam Á và Ðông Nam Á thuộc Bộ Ngoại giao Hòa Lan một hồ sơ liên quan đến việc vi phạm nhân quyền và vi phạm quyền tự do của người dân qua các luật an ninh mạng,...

Phái đoàn đảng Việt Tân tiếp xúc Bộ Ngoại giao Hoà Lan

Phái đoàn đại diện đảng Việt Tân đã có một cuộc tiếp xúc với đại diện Bộ Ngoại giao Hoà Lan hôm 19/10/2023 tại Den Haag.

Phái đoàn đại diện đảng Việt Tân gồm ông Châu Văn Khảm và 2 thành viên thuộc đảng Việt Tân tại Hoà Lan. Ðại diện Bộ Ngoại giao đón tiếp phái đoàn có bà Annemarie van der Heijden, Giám đốc Vụ Nam Á và Ðông Nam Á và bà Mirjam Hoogendam, chuyên viên về chính sách.

Cơ sở Việt Tân và Cộng đồng người Việt khu vực đại đô thị Toronto, Canada hôm 10/12/2022 đã phối hợp cùng nhiều cộng đồng sắc dân khác biểu tình trước tòa thị chính cũ ở Toronto để hưởng ứng Ngày Quốc Tế Nhân Quyền.

Toronto biểu tình hưởng ứng Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2022

Các thành viên cơ sở Việt Tân và Cộng đồng người Việt khu vực đại đô thị Toronto, Canada đã phối hợp cùng nhiều cộng đồng sắc dân khác biểu tình trước tòa thị chính cũ ở Toronto để hưởng ứng Ngày Quốc Tế Nhân Quyền hôm 10/12/2022.

Hội thảo về "Quyền Tự Do Ngôn Luận và Truy Cập Mạng Xã Hội tại Việt Nam" hôm 7/10/2021 tại Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: Ủy Ban Hỗ Trợ Việt Nam

Dân biểu, xã hội dân sự tại Đan Mạch lên tiếng vì quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam

Bà Marianne Vind, Dân Biểu Quốc Hội Châu Âu của Đan Mạch, trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do sau buổi hội thảo:
“Chúng tôi đã có một số kết quả về quyền của người lao động, vì hiện nay Việt Nam đã tham gia nhiều công ước của ILO (Tổ Chức Lao Động Quốc Tế) hơn. Vì vậy, chúng ta đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng các công nhân trên khắp đất nước Việt Nam hiện không cảm thấy như vậy.

…Chúng tôi đang theo dõi những gì đang diễn ra ở Việt Nam, và nếu chúng tôi thấy những điều đi ngược lại với cam kết hoặc không đi đúng hướng, chúng tôi có thể liên hệ với Việt Nam và hỏi xem chuyện gì đang xảy ra. Chúng tôi có thể đưa ra những biện pháp. Và nếu vấn đề tồi tệ đến mức đạt ngưỡng, thì chúng tôi có thể chấm dứt các hiệp định thương mại.”

Phái đoàn đại diện 80 đoàn thể, cộng đồng trao Lá Thư Chung về Biển Đông cho Bộ Ngoại Giao Nhật. Từ trái: Hoàng Dung (đại diện Việt Tân), GS Kojima Takayuki (đại diện Hội Nghiên Cứu các Vấn Đề Biển Đông Nhật Bản), ông Nguyễn Quốc (Phát ngôn nhân Phong Trào Antichicom) và ông Nguyễn Tuấn (đại diện Hiệp Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản). Ảnh chụp trước Bộ Ngoại Giao Nhật Bản, 24/8/2020.

Trao Lá Thư Chung của hơn 80 Đoàn Thể, Cộng Đồng về Biển Đông cho Bộ Ngoại Giao Nhật Bản

Sau khi tiếp nhận Lá Thư Chung và lắng nghe ý kiến của phái đoàn, đại diện Bộ Ngoại Giao, ông Yamamoto Modo đã nói lời cảm ơn đến phái đoàn và nhất là nhờ phái đoàn chuyển lời cảm kích của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đến các Đoàn Thể, Cộng Đồng đã đứng tên trong Lá Thư Chung.

Ông Yamamoto nói rằng, Nhật Bản là một quốc gia ở Á Châu do đó không thể làm ngơ trước những đe dọa đối với nền hòa bình chung trong khu vực.

Bác bỏ yêu sách chủ quyền tùy tiện, vô căn cứ của Trung Cộng tại Biển Đông. Ảnh: FB Việt Tân

Hơn 80 Tổ Chức, Đoàn Thể gởi thư chung kêu gọi 3 quốc gia Anh, Nhật, Ấn bác bỏ yêu sách của Trung Cộng tại Biển Đông

Các cường quốc dân chủ cần phải cương quyết chống lại sự hung hăng và xâm lấn của Trung Quốc.

Chúng tôi kêu gọi các chính phủ của Quý Vị kết hợp với Hoa Kỳ và Úc Châu chính thức bác bỏ những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông để tái lập nền móng cho một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, cởi mở và an toàn.

Ông Rolin Wavre: Một nhà hoạt động cho Nhân Quyền, một người bạn của TNLT Việt Nam

Rolin Wavre (1963-2020): Một người ngoại hạng, một thập niên hành động cùng với Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam (Comité Suisse-Vietnam – COSUNAM)

“Là một nhân văn và là người có một niềm tin mãnh liệt, ông Rolin Wavre là vị đại sứ tốt nhất cho chúng ta trên con đường đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền” – Nguyễn Tăng Lũy.

Từ trái: Lý Tiểu Bình (Việt Tân), Trương Thị Ngọc Hòa (Việt Tân), LS Nguyễn Văn Đài (HAEDC), KS Nguyễn Ngọc Đức (Việt Tân), bà Annette Knocbloch, BS Hoàng Mỹ Lâm (Chủ tịch Liên Hội người Việt tị nạn), bà Nguyễn Thanh Vân (Việt Tân). Ảnh: VOA

Nhân quyền trong nội dung gặp gỡ giữa thứ trưởng Michaelis và Việt Nam

Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao CHLB Đức Andreas Michaelis thăm Việt Nam trong hai ngày 4 và 5 tháng 12. Tháp tùng Thứ Trưởng Andreas Michaelis có bà Annette Knobloch, Viên chức Bộ Ngoại Giao, phụ trách khu vực Đông Nam Á. Chiều ngày 6 tháng 12, ngay khi bà Annette Knobloch trở lại văn phòng ở Bộ Ngoại Giao làm việc được ít giờ, Phái đoàn vận động Nhân quyền đã tới gặp bà. Phái đoàn gồm các đại diện của Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức, Hội Anh Em Dân Chủ và Đảng Việt Tân.