vi phạm nhân quyền

Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền HRW hôm 4/4/2022 kêu gọi EU gây áp lực để Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Ảnh chụp trang web HRW

HRW kêu gọi EU gây áp lực Việt Nam trong đối thoại nhân quyền

Hôm 4/4, tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) kêu gọi Liên Minh Châu Âu (EU) hãy gây sức ép để Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền, đề nghị khối này cần đặt ra “chỉ dấu và chế tài rõ ràng” đối với những vi phạm của Hà Nội trong cuộc đối thoại nhân quyền thường niên sắp diễn ra.

Lợi dụng các nước lo đối phó đại dịch Covid-19, CSVN gia tăng đàn áp đối với các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa trong năm 2021.

Nhân quyền Việt Nam: Một năm đàn áp trong sự nương nhẹ của phương Tây

Ông Phil Robertson (Phó Giám Đốc phụ trách Châu Á của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền – HRW) kêu gọi Mỹ và các nước đồng minh phải “khiến Hà Nội trả giá” nếu Việt Nam không ngừng hành vi đàn áp nhân quyền có hệ thống, và cho rằng các biện pháp trừng phạt thương mại liên quan đến vi phạm nhân quyền và lao động cũng cần được đặt ra.

“Điều này không chỉ có nghĩa là các biện pháp trừng phạt theo kiểu (Đạo luật) Magnitsky đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu, mà còn là hành động thực sự để bắt và giữ một số người chịu trách nhiệm,” ông Robertson nói.

Bà Hoàng Thị Phương Lan, 38 tuổi, ở phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, bị chính quyền phá khóa cửa, xông vào nhà cưỡng chế “ngoáy mũi” xét nghiệm COVID-19 ngày 28/9/2021. Ảnh: Facebook Hoàng Phương Lan

Khi Việt Nam nói chuyện nhân quyền

Trong những ngày cuối năm, khi cả nước bấn loạn vì vụ scandal test-kit phơi bày một hệ thống thông đồng từ trên xuống dưới để hút máu người dân, thì cũng có một dòng tin có thể coi là “tích cực”: Việt Nam công bố đưa nội dung quyền con người (nhân quyền) vào chương trình giáo dục.

Hội Nghị Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ (Summit for Democracy) đang được Bộ Ngoại Giao và Tòa Bạch Ốc phối hợp tổ chức trực tuyến vào hai ngày 9 và 10 tháng Mười Hai. Hội nghị sẽ quy tụ hơn 100 nguyên thủ quốc gia, những nước như Nga, Trung Quốc, Iran, CSVN,… không được mời, trong khi đó Đài Loan được mời tham dự. Điều này khiến cho Bắc Kinh rất là tức giận và tìm cách phá hoại.

Ông Lý Thái Hùng: Hội Nghị Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ một tấn công khác của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc

Hội Nghị Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ đang được Bộ Ngoại Giao và Tòa Bạch Ốc phối hợp tổ chức trực tuyến vào hai ngày 9 và 10 tháng Mười Hai. Trong lần đầu tiên nầy, hội nghị quy tụ hơn 100 nguyên thủ quốc gia và sang năm 2022 thì hội nghị dự trù tổ chức gặp mặt và mời thêm các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động nhân quyền dân chủ.

Trong danh sách mời năm nay có 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, và những nước như Nga, Trung Quốc, Iran, CSVN,… không được mời, trong khi đó Đài Loan được mời tham dự. Điều này khiến cho Bắc Kinh rất là tức giận và tìm cách phá hoại.

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính tại một cuộc họp báo chung với Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida ở văn phòng thủ tướng tại Tokyo hôm 24/11/2021 trong chuyến công du 4 ngày tại đây. Ảnh: AFP

Thủ tướng Việt Nam cam kết cải thiện nhân quyền để thu hút đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết rằng Việt Nam sẽ tăng cường các biện pháp để đảm bảo nhân quyền nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài, theo Nikkei Asia. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam đưa ra cam kết như vậy khi phát biểu tại Hội Nghị Xúc Tiến Đầu Tư Việt Nam – Nhật Bản tại Tokyo, trong chuyến thăm Nhật Bản vào tuần trước…

Nhân quyền và các vấn đề xã hội đang ngày càng được xem là quan trọng đối với các công ty toàn cầu khi tìm cách xây dựng chuỗi cung ứng, theo Nikkei. Nhiều công ty sản xuất đồ may mặc đã ngừng tìm nguồn cung cấp bông từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc, nơi bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Đưa tin về hội nghị này, truyền thông Việt Nam không nhắc tới cam kết của ông Chính về nhân quyền.

Đại diện Việt Nam tại Đối thoại trực tuyến giữa EU và VN vào ngày 12/11/2021. Ảnh: RFA

EU đòi Việt Nam thực hiện các điều khoản của EVFTA về xã hội dân sự

Từ khi DAG Liên Âu được hình hành đầu năm nay, chúng tôi đã nêu lên nhiều trường hợp cá nhân bị đàn áp vì họ liên hệ với EVFTA. Chúng tôi không sống ở Việt Nam, nhưng chúng tôi hiểu rõ những áp lực và ép buộc mà họ phải chịu đựng. Nên chúng tôi đã mạnh mẽ áp lực cho từng trường hợp, áp lực công khai để đòi hỏi mở rộng không gian cho xã hội dân sự, vì chúng tôi nhận thấy đây là chìa khoá thúc đẩy nhà cầm quyền thực hiện các hứa hẹn khi ký kết EVFTA.

10 tổ chức nhân quyền thúc giục Phó Tổng Thống Hoa Kỳ nêu các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Nhiều thành viên trong cộng đồng quốc tế kêu gọi Phó Tổng Thống Kamala Harris nêu lên những quan ngại về nhân quyền trong chuyến công du Việt Nam sắp tới của bà.

Việt Tân cùng 9 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền kêu gọi Phó Tổng Thống Harris gặp gỡ các thành viên xã hội dân sự. Họ cũng yêu cầu bà thảo luận về việc Việt Nam cần phải tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế liên quan đến nhân quyền, bao gồm cả việc trả tự do ngay lập tức cho tất cả các tù nhân chính trị.

45% polysilicon trên thế giới được sản xuất tại Tân Cương, Trung Quốc. Nguyên liệu chính của pin mặt trời rất có thể thấm nhiều mồ hôi và máu người Duy Ngô Nhĩ. Ảnh minh họa. © Wikipedia

Mỹ trừng phạt các công ty ở Tân Cương: Giữa kỳ vọng nhân quyền và thực lực kinh tế

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden chủ trương gây áp lực mạnh với Trung Quốc trong lĩnh vực nhân quyền. Xâm phạm nhân quyền trầm trọng tại vùng Tân Cương, đặc biệt với chính sách hủy diệt có hệ thống sắc tộc Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, theo cáo buộc của giới bảo vệ nhân quyền, là hồ sơ nhức nhối hàng đầu.

Ngày 23/06/2021, chính quyền Mỹ ban hành một loạt các biện pháp trừng phạt nhắm vào một số công ty Trung Quốc liên quan đến pin mặt trời hoạt động tại Tân Cương, bị cáo buộc “cưỡng bức lao động.” Đây được coi là loạt trừng phạt đáng kể đầu tiên nhắm vào ngành công nghiệp điện mặt trời của Trung Quốc, vì các xâm phạm nhân quyền. Loạt trừng phạt này cụ thể ra sao? Đâu là các giới hạn?

Từ trên xuống, theo chiều kim đồng hồ: Tập Cận Bình, Angela Merkel, Joe Biden và Narenda Modi. Ảnh: Edel Rodiguez minh họa/ Getty Images, Bloomberg

Hoa Kỳ có thể lãnh đạo một liên minh nhân quyền chống Trung Quốc?

Chính quyền Biden đang cố chống lại Bắc Kinh bằng cách nêu rõ những vi phạm quyền và giá trị dân chủ của nước này.

Khi  nói chuyện với Thủ Tướng Đức Angela Merkel vào tháng trước, Tập Cận Bình đã không che giấu sự bực tức trước mối quan hệ mới giữa châu Âu và Mỹ.

Một buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Việt Nam hôm 11/5/2016 tại Quốc Hội Mỹ. Một nhóm các dân biểu lưỡng đảng Hoa Kỳ vừa giới thiệu Đạo luật Nhân Quyền Việt Nam nhằm đưa ra các biện pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Ảnh: VOA

Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2021 một biện pháp hữu hiệu để Việt Nam tự do hơn?

Ngày Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 27 năm nay (11 tháng Năm) có một sự kiện đáng chú ý là một số dân biểu lưỡng đảng trong Hạ Viện Hoa Kỳ đã đề nghị dự luật Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam 2021.

Đạo luật có mã hiệu HR 3001 do Dân Biểu Chris Smith thuộc đảng Cộng Hòa, New Jersey; Dân Biểu Zoe Lofgren và Dân Biểu Alan Lowenthal thuộc đảng Dân Chủ, California đồng tác giả nhằm buộc các quan chức Hà Nội “phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đồng thời giúp ưu tiên bảo vệ các quyền tự do và phát triển nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.”

Thánh Thất Cao Đài Phú Lâm tọa lạc ở khóm 5, thị trấn Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: VOA

Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố báo cáo tự do tôn giáo Việt Nam 2020

Hôm 12/5, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố báo cáo 2020 về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam, trong đó ghi nhận một số nhóm tôn giáo không được nhà nước công nhận tiếp tục bị chính quyền sách nhiễu như dọa nạt, quấy rối, gây mâu thuẫn, phân biệt đối xử giữa các nhóm tôn giáo, can thiệp vào công việc nội bộ hay hạn chế đi lại.

Thân nhân các tù nhân lương tâm phản đối việc người thân bị ngược đãi trong tù. Hình chụp 07/2019. Ảnh: Lê Thị Thập

Như đỉa phải vôi

Thật ra đây không phải là lần đầu tiên báo Quân Đội Nhân Dân kể cả Báo Công An Nhân Dân lên tiếng không chấp nhận các NGOs gọi những nhà hoạt động cho dân chủ, nhân quyền là Tù Nhân Lương Tâm. Nhưng càng cố chống đối, họ càng vô tình xác nhận trước dư luận rằng CSVN rất sợ vấn đề tù nhân lương tâm được thế giới quan tâm theo dõi và trừng phạt.