Việt Á

Vụ Việt Á. Ảnh: phaply.net

Cái chuông rè

Nhiều người có thể hài lòng khi Việt Á bị khởi tố, nhưng tôi nghĩ nếu không nhìn sự việc bằng cả quá trình từ khi nó manh nha và đi đến tận cùng những câu hỏi còn bỏ ngỏ thì chúng ta chỉ đang giải quyết vấn đề từ ngọn.

Không có Việt Á này sẽ có Việt Á khác, điều xã hội cần là những tiếng chuông cảnh báo sớm. Muốn vậy, chúng ta cần một nền giáo dục khuyến khích đặt câu hỏi, một nền văn hóa tôn trọng và bảo vệ người đặt câu hỏi.

Một người dân đang được nhân viên y tế xét nghiệm corona virus tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội vào ngày 11/8/2021, khi chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa hai tuần. Ảnh: AFP

Từ “Chuyến bay giải cứu” tới “Việt Á”

“Từ ‘Chuyến bay giải cứu’ đến ‘Việt Á’ cho thấy, cán bộ từ trung ương đến địa phương, từ lãnh đạo cao cấp đến nhân viên quèn, từ bộ này đến ngành khác, từ địa phương này đến tỉnh thành khác… hết thảy, đều chỉ chực chờ ăn cướp của dân lành mà thôi.” (LS Đặng Đình Mạnh)

Báo Việt Nam đồng loạt xóa lời Nguyễn Xuân Phúc phủ nhận ‘dính’ Việt Á

Các báo ở Việt Nam hôm 6/2 đồng loạt xóa chi tiết ông Nguyễn Xuân Phúc, cựu chủ tịch nước Việt Nam, lên tiếng thanh minh cho vợ con liên quan đến vụ Việt Á, tại buổi bàn giao công việc diễn ra hai ngày trước.

Bản tin của tờ Tuổi Trẻ với tiêu đề “Nguyên Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc nói về lý do xin thôi nhiệm vụ” hiện tại đã không còn lời ông Phúc nói: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương kết luận rõ ràng.”

Rộ tin đồn Nguyễn Xuân Phúc mất ghế chủ tịch nước

Mạng xã hội ở Việt Nam mấy hôm nay rộ lên tin ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Việt Nam, sẽ bị mất ghế trước Tết Quý Mão vì gia đình ông liên quan tới đại án tham nhũng “bộ xét nghiệm Việt Á.”

Ảnh minh họa: TK

Nhân vật trong năm 2022: Trùm cuối!

Năm 2022 là một năm hết sức kỳ lạ. Người dân chứng kiến nhiều cuộc bắt bớ hỗn loạn trong nội bộ chính quyền cộng sản mà những lời thuyết minh cho các sự kiện đều hết sức mơ hồ. Trong tất cả vụ việc, điều đáng chú ý nhất là sự ẩn hiện bóng dáng của (những) nhân vật “trùm cuối”…

Dư luận xôn xao về bổ nhiệm bà tân Bộ Trưởng Y Tế Đào Hồng Lan. Ảnh: FB Vu Hong nguyen

Bộ trưởng Y Tế

Hôm nay, mình thấy bà con ở Việt Nam rần rần việc đề cử bộ trưởng Y Tế mới là chị Đào Hồng Lan, người đang có bằng thạc sĩ về kinh tế và bằng lý luận chính trị cao cấp. Có nhiều người vui nhưng cũng có không ít người lo.

Nguyễn Phú Trọng, Tống Bí Thư đảng CSVN. Ảnh: Báo Lao Động

Chiến dịch chống tham nhũng của ‘người đốt lò’ ở Việt Nam tiếp tục thất bại

Cuộc chiến chống tham nhũng của ông ta còn lâu mới thắng lợi. Những vụ bê bối được đưa ra vào đầu năm nay là bằng chứng thuyết phục rằng dù có bao nhiêu quan chức bị phát hiện và trừng phạt, thì việc tự xử lý – những quan chức lợi dụng chức vụ để trục lợi riêng – vẫn còn phổ biến. Phản ánh về những vụ bê bối này, các nhà bình luận Việt Nam có vẻ đồng ý rằng (1) gần như tất cả những người nắm vị trí cao đều thỏa hiệp cách này hay cách khác, và (2) điều duy nhất mà đồng chí với nhau không làm là đi tố cáo lẫn nhau.

Khủng hoảng thiếu hụt trầm trọng thuốc men, vật tư y tế khắp cả nước. Điển hình trong đồ họa là ở trạm y tế phường Tân Quý ở Sài Gòn, tháng 6/2022. Ảnh: Tiền Phong

Khủng hoảng y tế hay khủng hoảng đạo đức, chính trị ở xã hội Việt Nam?

Truyền thông CSVN đăng tin bài về tình trạng thiếu hụt thuốc chữa bệnh thông thường và vật tư y tế dẫn đến việc khủng hoảng dịch vụ khám chữa bệnh của hệ thống y tế công. Lý do được cho rằng cán bộ sợ làm sai, sợ trách nhiệm sau vụ Việt Á khiến nhiều quan chức trong ngành bị bắt và sa vòng lao lý. Mới đây, ông Thủ Tướng Phạm Minh Chính cũng nhắc lại điều này.

Tỷ phú đô-la Phạm Nhật Vượng. Ảnh: Talk Vietnam

Chuông nguyện hồn… Vin!

Những chỉ dấu cho thấy sức khỏe tài chính cũng như “sinh mạng chính trị” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang thực sự có vấn đề. Đã rất lâu, trên truyền thông không còn thấy xuất hiện bóng dáng cũng như phát ngôn của ông tỷ phú quyền lực nhất Việt Nam, người được coi là “vua không ngai,” là “thần đèn” có phép màu làm tăng trưởng GDP các địa phương lên 2 con số và biến những quan chức nhàng nhàng tỉnh lẻ trở thành những ngôi sao chính trị.

Ngoáy mũi đại trà ở Hà Nội, tháng 10/2021. Ảnh: Internet

“Trùm cuối” và cuộc săn lùng “cá voi trắng Mobi Dick” của ông tổng Tịch

Vẫn sẽ có kẻ bị đảng lựa chọn là “tội đồ” trong vụ án thế kỷ Việt Á. Nhưng tuyệt đối đó không phải là “trùm cuối,” vì hệ thống quyền lực này được thiết kế để lộng quyền, tha hóa, bóp nặn người dân. Tất cả chúng đều dự phần trong bữa tiệc thịt người, kẻ có quyền lực lớn nhất cũng là kẻ góp phần lớn nhất vào tấn thảm kịch khủng khiếp của người dân.

Thử nghiệm Covid-19. Ảnh: Sức Khỏe và Đời Sống

Việt Á là ai?

Vụ án Việt Á là một vở đại kịch mà những người tham gia viết kịch bản đã gồm bộ trưởng Bộ Y Tế, nguyên bộ trưởng Bộ Khoa Học-Công Nghệ – chủ tịch thủ đô.

Đó là mới là nhắc những nhân vật rất có thể chỉ “thường thường bậc trung,” chứ chưa phải là đạo diễn thật sự.