WHO

Đại dịch COVID-19 khiến toàn cầu bị thiệt hại kinh tế-xã hội nặng nề, số người tử vong cao, nhưng đến giờ này người ta vẫn chưa biết thực sự nguồn gốc của virus Corona. Trong hình, khách du lịch chụp hình trên Đại Lộ Danh Vọng Hollywood ở Los Angeles, California, hôm 3 Tháng Năm. Ảnh: AP /Jae C. Hong

Lại nóng chuyện nguồn gốc virus Covid-19

Có một vấn đề nhức nhối về đại dịch này vẫn chưa có câu trả lời chính xác: Con virus Corona, được đặt tên là SARS-CoV-2, từ đâu ra mà tác oai tác quái như vậy. Trả lời câu hỏi này không chỉ là điều kiện căn bản để kiểm soát đại dịch, khôi phục cuộc sống bình thường mà còn có ý nghĩa quyết định cho việc chuẩn bị, đề phòng và ngăn chặn một đại dịch tương tự trong tương lai.

Ben Embarek, trưởng phái đoàn của tổ chức WHO, trong buổi họp báo công bố kết quả điều tra về nguồn gốc virus Corona tổ chức hôm 9/2/2021 tại Vũ Hán. Ảnh: SCMP

Chuyên gia WHO sập bẫy Bắc Kinh

Ngày 9 tháng Hai, sau gần một tháng điều tra nguồn gốc dịch bệnh Covid-19, phái đoàn WHO đã họp báo tại thành phố Vũ Hán công bố kết quả.

Kết quả công bố giống như một lời biện hộ mạnh mẽ đối với nước chủ nhà. Nó cho thấy phái đoàn chuyên gia của WHO không cho thấy sự minh bạch cần có hay sự độc lập của các nhà khoa học, mà chỉ tô đậm thêm điều có thể gọi là phái đoàn WHO sập bẫy Bắc Kinh. Chính vì thế mà Hoa Kỳ và Anh là hai nước đầu tiên lên tiếng không công nhận kết quả điều tra vì thiếu sự minh bạch quá rõ ràng.

Trụ sở Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Fabrice Coffrini /AFP

WHO và Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 đã diễn ra đã một năm trước tại Vũ Hán, mà nay WHO mới có thể đến gọi là mở cuộc điều tra thì phái đoàn WHO chỉ làm một chuyện quá muộn màng. Vũ Hán là nơi mà Trung Quốc kiểm soát dân chúng chặt chẽ và đã tẩu tán hầu hết vết tích thì WHO làm sao tìm ra bằng chứng.

Cho nên kết quả điều tra của WHO chỉ là chuyện mà thiên hạ gọi là “cưỡi ngựa xem hoa.” Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đây, vì nó không thể đánh lừa dư luận bằng những lời kết luận mơ hồ…

Bác Sĩ Maria Van Kerkhove của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Ảnh: Fabrice Coffrini/AFP/Getty Images

WHO: Có chứng cớ cho thấy virus COVID-19 bay lơ lửng trong không khí

Theo bản tin hãng thông tấn UPI, trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba 7/7/2020, các chuyên gia y tế của WHO đã đáp trả lời kêu gọi qua thư ngỏ do 239 khoa học gia ký một ngày trước đó, yêu cầu cơ quan Liên Hiệp Quốc này công nhận việc COVID-19 có thể lan truyền qua không khí, và có biện pháp nhằm ngăn chặn sự truyền nhiễm qua cách này.

Bác Sĩ Nguyễn Trung Nguyễn – trưởng phòng chuyên khoa về virus của Phòng Thí Nghiệm Y Tế Quốc Gia Luxembourg, ở Châu Âu – nhận định về tình hình dịch Covid-19 tại Châu Âu, Hoa Kỳ, giải thích về những nghiên cứu về thuốc trị và thuốc ngừa đang được thực hiện, tháng 4/2020.

Bác sĩ chuyên khoa virus học: Sẽ còn nhiều đợt lây nhiễm Covid-19

Dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành trên toàn thế giới, những nỗ lực chống dịch đang được đẩy mạnh khắp mọi nơi. Việc thực hiện biện pháp cách ly mang đến kết quả khả quan ở  hầu hết các nước.

Tuy nhiên, Bác Sĩ Nguyễn Trung Nguyễn – Trưởng phòng chuyên khoa về virus của Phòng Thí Nghiệm Y Tế Quốc Gia Luxembourg, ở Châu Âu – cũng tỏ ý lo ngại về viễn cảnh những đợt lây nhiễm khó tránh khỏi sắp tới. Bởi các nước sẽ buộc phải sớm nới lỏng các biện pháp cách ly do nhu cầu và áp lực về kinh tế, chính trị, xã hội, v.v. trước khi cơn dịch được khống chế hoàn toàn.  

COVID-19: Miễn Nhiễm Cộng Đồng là gì? Nó có thể ngăn chặn được virus corona?

Căn bản là có ba cách ngăn chặn đại dịch COVID-19 vĩnh viễn.

Một cách bao gồm những hạn chế quyết liệt đối với việc tự do di chuyển và tụ họp, cũng như những cuộc xét nghiệm gắt gao, nhằm chặn đứng sự lây lan một cách toàn diện. Điều đó giờ đây có thể là bất khả thi vì virus đang xuất hiện ở hơn 148 quốc gia;

Cách thứ hai là có vắc-xin có khả năng bảo vệ mọi người, nhưng vắc-xin này vẫn còn đang được phát triển;

Cách thứ ba có tiềm năng hiệu quả nhưng thật kinh khủng khi xét đến. Đó là cứ chờ cho đến khi có đủ số người bị nhiễm.

Làm gì nếu bạn bị nhiễm hoặc nghi bị nhiễm COVID-19?

Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh (CDC) của Hoa Kỳ đưa ra hướng dẫn khi bạn bắt đầu có những triệu chứng bệnh và cách ly tại nhà. Những điều cần làm để tránh cho người ở cùng nhà bị lây nhiễm: “Home Isolation – Cách Ly Trong Nhà.”