Tại sao chúng ta phải đi xe máy?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hình ảnh hàng trăm ngàn người đi xe máy khổ sở chen chúc tại cửa ngõ vào Sài Gòn, đang thu hút sự chú ý của dư luận những ngày qua.

Bức ảnh phản ánh nhiều bất cập trong công tác quản lý, bất cập trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là một vấn đề nan giải… xe máy.

Đã từ lâu xe máy là phương tiện di chuyển, mưu sinh quen thuộc của người Việt. Những số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam đang là “cường quốc xe máy” với việc đứng top đầu thế giới với lượng sản xuất và tiêu thụ loại phương tiện này.

Không cần bàn cãi về thực tế là xe máy góp phần khiến giao thông nguy hiểm, hỗn loạn, ô nhiễm môi trường… Thế nhưng, đại đa số người dân Việt Nam vẫn phải cắn răng chịu đựng những vấn nạn này.

Ai cũng biết đi xe máy là ô nhiễm, mất an toàn. Nhưng cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam còn vô cùng lạc hậu. Tàu điện chưa xong, tàu hỏa thì cũ kỹ, xe bus chất lượng phục vụ kém, độ phủ ít, chưa đáp ứng được nhu cầu tham gia giao thông của người dân, và với nạn móc túi và tắc đường nên không được nhiều người chọn.

Trong khi đó, ô-tô thì quá đắt. Để mua một ô-tô, bạn phải nộp thuế gấp 3 lần giá trị chiếc xe.

Cụ thể, người dùng phải nộp thuế nhập khẩu bằng 70% giá trị. Thêm vào đó là 50% thuế Tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế giá trị gia tăng. Thêm vào đó, phí đăng ký bằng 10-20%. Chưa hết, người dùng còn phải mất thêm loại phí nữa để cấp biển số cho xe, phí bảo trì đường bộ trên đầu xe. Đồng thời sẽ có rất nhiều những trạm BOT thu tiền thêm lần nữa.

Vì ma trận những lý do trên, mà giấc mơ có một chiếc ô-tô ở Việt Nam vẫn là xa vời với đại đa số người dân, nên họ phải tìm đến phương tiện cá nhân rẻ hơn và phổ thông hơn đó là xe máy.

Cho nên, tình trạng ùn tắc thường xuyên, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông là điều không quá khó hiểu.

Vì vậy, có thể khẳng định hung thủ gây nên sự hỗn loạn trong giao thông và khiến dân Việt phải khổ sở trên những chiếc xe máy, thay vì được ngồi ô-tô như người dân ở những quốc gia khác, chính là những chính sách của nhà cầm quyền.

[ S ] – FB Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

15 thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trong buổi công bố ý kiến về nghĩa vụ khí hậu của các nước. La Haye, Hà Lan, 23/07/2025. Ảnh: AP - Peter Dejong

Tòa án Công lý Quốc tế: Những nước vi phạm nghĩa vụ khí hậu sẽ phải bồi thường

Ngày 23/07/2025, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ), trụ sở tại La Haye, Hà Lan, đã ra một ý kiến tư vấn mang tính chất lịch sử về khí hậu: Những nước nào vi phạm nghĩa vụ về khí hậu sẽ bị coi là thực hiện một hành vi “phi pháp” và có thể sẽ phải bồi thường các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ý kiến tư vấn, được nhất trí thông qua, vượt quá mong đợi của các nhà hoạt động và được nhiều nước hoan nghênh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Khoảng tối trong chính trị Trung Quốc

Chuyên gia Julienne của Pháp cảnh báo rằng mức độ không minh bạch của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay là đặc biệt nghiêm trọng và ngày càng khó dự đoán kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012. Ông nhấn mạnh: “Việc phân tích hay dự báo tương lai chính trị Trung Quốc chưa bao giờ bất định và rủi ro như hiện nay.”

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) hôm 21/5/2025 đã sử dụng vòi rồng và húc vào một tàu cá của Philippines đang làm nhiệm vụ nghiên cứu gần một trong ba bãi cát có tên là Sandy Cay ở Biển Đông đang tranh chấp. Ảnh: AP

Cuộc chiến ý tưởng của Trung Quốc ở Biển Đông

Bắc Kinh đang sử dụng các viện nghiên cứu để hợp pháp hóa yêu sách hàng hải và định hình nhận thức toàn cầu.

… Cùng nhau, các tổ chức này tạo nên cái mà người ta có thể gọi là “bộ máy truyền thông chiến lược,” có nhiệm vụ biến sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc thành sự kiềm chế, và sự phản kháng của nước ngoài thành sự can thiệp gây bất ổn.