Thạc sĩ… chống tham nhũng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam sản xuất rất nhiều và rất nhanh học vị thạc sĩ, tiến sĩ đến nổi nhà nước phải có kế hoạch chi tiêu hàng ngàn tỉ đồng để “xuất khẩu thạc sĩ” đi các nước.

Cuối năm 2017, trong ngành thể dục thể thao xã hội chủ nghĩa đã thấy xuất hiện học vị tiến sĩ đầu tiên về môn quần vợt. Nay lại có tin từ năm 2018 trường Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ có chương trình đào tạo thạc sĩ về phòng, chống tham nhũng.

Đây quả thật là một tin vui đặc biệt vì lần đầu tiên người dân biết được ông Trọng và đảng CSVN thừa nhận tham nhũng sẽ còn lớn mạnh dài dài. Do đó để phòng và chống tham nhũng đạt hiệu quả tối đa, đảng rất cần có những nhà trí thức học hành có bài bản, nghiên cứu thâm sâu về vấn đề nhạy cảm này.

Sở dĩ nói nhạy cảm vì tham nhũng sinh ra và lớn nhanh, lớn mạnh ngay trong lòng đảng. Đảng nuôi dưỡng tham nhũng như mẹ nuôi con dù cho đó là đứa con hoang đàng. Ban cho những trí thức này cái bằng thạc sĩ chống tham nhũng đâu có gì bất công với tiến sĩ tennis, thạc sĩ du lịch hay với các giáo sư-phó tiến sĩ ngồi trong Hội đồng Lý luận Trung ương của đảng?

Trên thế giới ngày nay rõ ràng tham nhũng là một hiện tượng phát sinh từ những xã hội cai trị bởi chế độ cực quyền. Chế độ ấy làm công việc quản trị đất nước không dựa trên luật pháp thông thường mà dựa trên sự độc tôn quyền lực của một cá nhân, một đảng phái. Sự sùng bái cá nhân còn rơi rớt từ Hồ Chí Minh đến “người học trò kiệt xuất” Lê Duẩn, nay lại đến “tấm gương sáng của đảng” Nguyễn Phú Trọng. Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua là điển hình cho một loại chính quyền như thế, tuy bên ngoài vẫn mang bộ mặt dân chủ với đầy đủ thiết chế như các quốc gia dân chủ Tây phương.

Để cá nhân hay đảng phái có thể duy trì quyền lực lâu dài thậm chí đời đời, chế độ phải nuôi dưỡng một đám quan tham để chúng kết hợp thành một bức tường thành bảo vệ chế độ. Quan tham không ai khác hơn là các bí thư huyện, bí thư tỉnh, các bộ trưởng trong chính phủ, các uỷ viên trung ương mặt trơ trán bóng chuyên nghề bút phê dự án moi tiền ngân sách. Đây là hiện tượng của những xã hội cộng sản như Việt Nam, tự cho mình cái quyền đứng trên nhân dân để cai trị và tóm thu quyền lợi đất nước.

Để tạo một dấu ấn cho triều đại Nguyễn Phú Trọng sau chiến dịch “lò đốt vĩ đại”, một số đàn em đã cổ xuý việc thiết lập học vị “Thạc sĩ chống tham nhũng”. Sự kiện này đã báo hiệu cho người dân thấy 2 điều:

Thứ nhất, lãnh đạo Việt Cộng muốn duy trì chế độ độc tài trong lâu dài. Từ tháng 8/1945 với một chính quyền ăn cướp từ tay người khác, lãnh đạo Việt Cộng tìm đủ mọi cách để duy trì quyền lực, bất chấp thủ đoạn nham hiểm để trở thành tên lính xung kích của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Nhưng sau khi nắm quyền trên cả nước từ năm 1975, Việt Cộng lâm vào vấn nạn tham nhũng ngày càng trầm trọng. Nhất là trong thời gian 10 năm gần đây, dù cố dựng lên cái gọi là Uỷ ban Phòng chống tham nhũng Trung ương nhưng thay vì giảm bớt, tham nhũng lại nhiều hơn, mạnh hơn, công khai hơn.

Đã đến lúc cộng sản coi tham nhũng “là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của đảng và chế độ” được ghi trong nghị quyết 4 khoá 10. Nhưng trớ trêu là khi nói phải chống tham nhũng để duy trì chế độ lâu dài, đảng cộng sản lại sa vào mâu thuẫn không lối thoát. Vì chính đảng cộng sản chứ không phải ai khác đã tạo ra và nuôi dưỡng tham nhũng trong bộ máy cai trị, ban phát quyền lực và quyền lợi cho đám tham quan để tạo cho mình một lực lượng trung thành nhất.

Thứ hai, những “thạc sĩ chống tham nhũng” này trong thực tế là đám cán bộ vẽ chuyện để đục khoét ngân sách quốc gia. Nói cách khác, đây là bọn ngồi tiêu tiền ngân sách không phải để nghĩ ra phương cách giúp nhà nước chống tham nhũng hay “làm trong sạch đảng”. Vì chống như thế là “ta chống ta” sẽ làm vỡ biết bao bình hoa quý. Mà thâm ý của đảng là đào tạo một lớp người đặc biệt chuyên nghiên cứu và đề ra cách để cán bộ đảng viên từ nay tham nhũng tinh vi hơn, đặc sắc hơn. Nghĩa là tiếp tục đục khoét đất nước nhiều hơn mà vẫn được tuyên dương là anh hùng lao động, những đảng viên suốt đời liêm chính, đạo đức.

Người ta chưa biết đảng CSVN sẽ chỉ đạo cho trường Đại học Quốc gia Hà Nội giảng dạy và nghiên cứu những nội dung gì cho lớp sinh viên khoa thạc sĩ này. Có vẻ như đây là một vấn đề hóc búa vì nó quá mới mẻ. Trước mắt phải có những giáo sư hay ít nhất là chuyên viên đã từng là những tay tham nhũng gộc chịu “đứng lớp” giảng dạy mới có kết quả rực rỡ. Xem ra, đảng chỉ còn có cách mời Đinh La Thăng, Trương Minh Tuấn hay các đại gia chủ ngân hàng đang xộ khám bước lên bục giảng làm công tác giảng dạy cho thực tế và sâu sắc. Một giáo sư trong nước là ông Võ Kim Sơn ví von rằng “dạy phòng chống tham nhũng giống như dạy ăn cơm, người biết ăn cơm dạy người chưa biết ăn cơm!” Cứ theo ý này thì bắt buộc phải có người dạy chẳng những biết tham nhũng mà còn là tay tham nhũng có hạng.

Qua sự kiện này, rõ ràng là ông Trọng đang muốn làm cho cả nước lên đồng vụ đốt lò hầu lấy lại uy thế của kẻ sĩ Bắc Hà đang bị xìu. Những đống củi vụn như Út trọc, Vũ nhôm mà ông Trọng mới đưa vô lò và gọi là “đại án” thật ra chỉ đủ cho tay thượng tá quân đội như Út trọc làm nhục đảng khi thú nhận trước toà “là nông dân, dân trí thấp nên mới mua bằng đại học giả.”

Tóm lại, hiện tượng tào lao “đào tạo thạc sĩ phòng, chống tham nhũng” như nói trên trong thực tế cho người ta thấy nó không làm cho đảng CSVN hay xã hội Việt Nam tốt hơn chút nào. Mà nó báo hiệu sự xuống cấp thê thảm của lãnh đạo CSVN và cái chế độ mà chúng đang cố bám giữ.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.