Tham nhũng và chính sách ngoại thương bại hoại của CSVN

Thâm hụt thương mại Việt Nam - Trung Quốc tăng gấp 2,3 lần sau 4 năm, từ thâm hụt 11,6 tỷ đô-la năm 2010 lên 27 tỷ năm 2014. Ảnh: Dân Trí
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đại nạn lũ lụt miền Trung cũng như nhiều thảm họa khác của dân tộc đều phát xuất từ sự thối nát nội bộ trong đảng CSVN, do độc tài độc đảng sinh ra.

Thật vậy, xây dựng thiếu điều nghiên hằng loạt đập thủy điện, phá rừng diệt cây để rồi kết bè, kết đảng hầu công quỹ chui vào túi tham quan, gỗ tốt dựng nhà cho cán bộ chóp bu, là nguyên nhân lớn nhất gây nên tang tóc cho dân nghèo miền Trung.

Nhất là khi các đập thủy điện hay công trình xây cất hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu cống do các nhà thầu Trung Quốc trúng gói thầu, thì giá bị thổi phồng đôi khi gấp 10 lần giá cả trên thị trường quốc tế, chất lượng công trình thấp vì bòn rút, thời hạn hoàn tất kéo dài và tiền đút lót cho phe nhóm cực cao.

Tuy nhiên, sự tham nhũng thối nát gây chết chóc tang thương chỉ thuộc phạm vi nhỏ. Trên bình diện lớn hơn về ngoại thương, kinh tế và chủ quyền dân tộc, thì sự tổn thất của quốc gia còn gấp vạn lần.

Đó là nguyên nhân tại sao một dân tộc kiêu hùng suốt 2 ngàn năm lịch sử, dưới sự cai trị của đảng, lại dễ dàng nhượng Ải Nam Quan, nửa thác Bản Giốc, Hoàng Sa, một phần Trường Sa, nhiều vùng lãnh hải và thềm lục địa của tổ tiên cho Trung Quốc như thế?

Câu trả lời dĩ nhiên là vì cấp lãnh đạo chóp bu trong đảng đã bán rẻ cho cộng sản Trung Quốc hầu đút vào túi riêng hiện kim và quyền lực.

Trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, nhân dân sẽ có một hay nhiều chính đảng đối lập với chính quyền, một nền tư pháp hoàn toàn độc lập và một hệ thống báo chí tư nhân hùng mạnh giám sát chính quyền.

Trong bối cảnh đó, không một chính đảng hay chính quyền nào có thể bán rẻ quyền lợi của dân tộc hoặc lãnh thổ và lãnh hải của tổ tiên.

Chứng cử hiển nhiên nhất đảng CSVN bán nước cho cộng sản Trung Quốc trên phương diện ngoại thương nằm ở một sự kiện khách quan đau lòng.

Đó là trong nhiều thập niên, đảng CSVN đã dung túng cho một cán cân thương mại hoàn toàn thiên vị cho Bắc Kinh, khiến nhân dân và các doanh nghiệp Việt Nam “tặng không” cho cộng sản Trung Quốc hằng trăm tỷ Mỹ Kim.

Thật vậy, theo thông tấn xã Reuters thì năm 2019, trong giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thì Việt Nam thặng dư kim ngạch $US 46,98 tỷ và trước đó 1 năm là thặng dư $US 34,87 tỷ.

Tuy nhiên cũng vào năm 2019, trong giao dịch thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam thì Việt Nam thâm thủng kim ngạch $34,04 tỷ và trước đó một năm là thâm thủng $24,15 tỷ.

Cán cân thương mại Việt- Trung hoàn toàn mất thăng bằng như thế mà đảng CSVN không hề có những biện pháp cấp bách để cân bằng.

Sự kiện trên chỉ có thể giải thích được là: Đảng CSVN một mặt đã là một tay sai vô điều kiện cho cộng sản Trung Quốc (CSTQ), và mặt khác bị đảng Cộng Sản Trung Quốc hoàn toàn khống chế. Thêm vào đó hàng ngũ đảng CSVN nhận được những lợi nhuận khổng lồ từ đảng CSTQ hầu duy trì sự thâm thủng mậu dịch này.

Chỉ trên căn bản cán cân thương mại giữa 2 quốc gia mà thôi thì Trung Quốc được nhiều quyền lợi hơn nếu duy trì thực trạng.

Trong khi đó Việt Nam sẽ không phải lỗ hằng trăm tỷ Mỹ Kim nếu chấm dứt tình trạng này.

Điều trên có nghĩa là trên nguyên tắc, Việt Nam sẽ có thế mạnh nếu vùng lên thương thuyết đòi cân bằng hóa cán cân thương mại.

Sau đó, thay vì sử dụng số kim ngạch thặng dư với Hoa Kỳ để “cúng dường” cho CSTQ, thì dùng số tiền này để giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng tính cạnh tranh quốc tế, hầu sau đó thoát khỏi sự lệ thuộc vào người láng giềng khổng lồ và mang tính đế quốc bá quyền này.

Thật vậy, nếu CSVN chấp nhận thương thuyết với CSTQ thăng bằng hóa cán cân thương mại, thì trong thập niên qua, chúng ta đã có thể dành dụm được hằng trăm tỷ Mỹ Kim, giúp đỡ cho các doanh nghiệp Việt Nam trên các phương diện chiến lược sau đây:

1. Huấn nghệ nhân sự cho các doanh nghiệp Việt Nam
2. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
3. Tìm kiếm, đa diện hóa và phát triển thị trường
4. Quảng cáo trên toàn cầu các sản phẩm và dịch vụ Việt Nam

Được như thế thì các doanh nghiệp Việt nam mới cạnh tranh trên toàn thế giới và đất nước phát triển thành con rồng Châu Á.

Với hằng trăm tỷ Mỹ Kim trong tay, cấp cứu nạn lụt miền Trung hoàn toàn nằm trong khả năng của chính phủ, mà không cần dòm ngó đến số tiền của danh ca Thủy Tiên quyên góp hầu cứu trợ đồng hương miền Trung.

Tệ hại hơn nữa là đàn anh CSTQ, sau khi được CSVN cúng dường hằng trăm tỷ Mỹ Kim lại được tên đàn anh này ưu ái tặng lại số tiền “vĩ đại” 100 ngàn Mỹ Kim để cứu trợ đồng bào miền Trung, trong khi Nam Hàn cứu trợ 300 ngàn, Đài Loan 400 ngàn, Liên Hiệp Âu Châu 1,5 triệu và Hoa Kỳ 2,1 triệu Mỹ Kim.

Tuy nhiên, với độc tài độc đảng, quyền lực tuyệt đối đem lại sự tha hóa tuyệt đối, đảng CSVN đã trở thành một khối u ác tính của dân tộc.

Chỉ có một cuộc đại phẩu thuật dứt khoát, bứng tận gốc rễ khối u ác tính này, thì dân tộc mới có cơ hội sống còn và vươn lên.

LS Đào Tăng Dực

Nguồn: FB Đào Tăng Dực

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.