Thấy gì qua việc Bộ Tài Chính nói nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm khi mua trái phiếu?

Bộ Tài Chính liên tục kêu gọi nhà đầu tư không nên nóng vội, không nên bán sớm trái phiếu, nhưng cũng chính Bộ Tài Chính vừa phát đi thông báo nói rằng nhà đầu tư sẽ tự chịu trách nhiệm toàn bộ về quyết định mua trái phiếu của mình. Ảnh: VietNam Finance
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những ngày vừa qua, Bộ Tài Chính liên tục kêu gọi nhà đầu tư không nên nóng vội, không nên bán sớm trái phiếu vì như thế ảnh hưởng tới quyền lợi nhà đầu tư, nhưng cũng chính họ nói rằng nhà đầu tư sẽ tự chịu trách nhiệm toàn bộ về quyết định mua trái phiếu của mình. Các phát biểu trái chiều nhau liên tục đưa ra khiến cho nhiều nhà đầu tư không khỏi hoang mang về trách nhiệm của chính phủ, Bộ Tài Chính và Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN).

Trái phiếu thực chất là những khoản vay nợ tín dụng trên thị trường tài chính, mà cụ thể là thị trường trái phiếu. Không phải tự nhiên chúng ta có thị trường trái phiếu, và không phải doanh nghiệp nào thích phát hành là phát hành. Các cơ quan quản lý nhà nước (ở đây là UBCKNN và Bộ Tài Chính, Ngân Hàng Nhà Nước), bằng chức năng của mình, thực hiện việc thẩm định điều kiện phát hành của các trái phiếu doanh nghiệp này. Doanh nghiệp nào đủ tiêu chuẩn của Bộ Tài Chính và được sự thông qua của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) thì mới được phát hành trái phiếu thông qua Ủy Ban Chứng Khoán (UBCK). Và Ủy Ban Chứng Khoán đóng vai trò cung cấp thông tin về doanh nghiệp phát hành cho các trái chủ.

Về mặt nguyên tắc, nếu một doanh nghiệp có tài chính và khả năng quản trị vốn yếu kém được cho phép phát hành trái phiếu không đảm bảo ra công chúng thì cơ quan quản lý phải chịu trách nhiệm. Nếu trái phiếu được phát hành có sự bảo lãnh của ngân hàng thương mại thì ngân hàng phải trả nợ thay, nếu có tài sản đảm bảo của doanh nghiệp cho trái phiếu thì phải bán tài sản đi để thanh toán nợ cho trái chủ.

Còn nếu không được ngân hàng bảo lãnh, không có tài sản đảm bảo mà vẫn được phép lưu hành thì trách nhiệm lớn nhất thuộc về Bộ Tài Chính và UBCKNN, bởi vì đó là trách nhiệm kiểm tra kiểm định của các vị, nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho nền kinh tế, tránh những việc lừa đảo diễn ra, cũng giống như tránh để người dân mua phải hàng cấm, hàng giả vậy. Đừng để đến lúc người dân mua phải hàng giả thì lại đòi “xử lý cả người mua hàng giả hàng nhái.”

Trách nhiệm của các vị là không để những điều đó tồn tại trên thị trường. Nhưng lại có rất nhiều doanh nghiệp không có chức năng tài chính vẫn ngang nhiên phát hành trái phiếu vẫn được các vị thông qua, các dự án huy động trái phiếu xong thì sử dụng vốn sai mục đích đăng ký trong hồ sơ phát hành trái phiếu nhưng các vị vẫn không có sự thanh, kiểm tra sớm để ngăn chặn hậu quả, sự việc diễn ra rồi cũng không tìm cách khắc phục hậu quả. Để rồi mất khả năng thanh toán diễn ra.

Vậy người dân nuôi chính phủ để làm gì khi mà trách nhiệm thì không thực hiện, còn thuế thì cứ ngửa tay thu đều? Để rồi khi nhà đầu tư gặp nạn thì phủi tay rằng “nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về quyết định mua trái phiếu của mình.” Sau đó xua đội quân DLV ra rêu rao rằng “nhà đầu tư tham lãi suất cao,” “lúc có lời thì có cho nhà nước đâu, lúc gặp nạn mới kêu gào nhà nước.” Những lập luận hết sức kém cỏi, mang tính bao che, phủi tay vô trách nhiệm của chính phủ đối với người dân.

Chính phủ này thực sự, nuôi tốn thuế của dân.

Hồng Hà

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.