Thấy gì từ hội thảo quốc tế về chính sách tài chính phát triển đặc khu kinh tế?

Hội thảo "Chính sách tài chính đối với đặc khu kinh tế" (tên rút gọn). Ảnh: Blog Nguyễn Trang Nhung - RFA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng ngày 29/11, hội thảo quốc tế “Chính sách tài chính phát triển đặc khu kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” do Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính (thuộc Bộ Tài chính) tổ chức đã diễn ra tại khách sạn Ramana, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo có sự góp mặt của các chuyên gia từ các Bộ, ngành có liên quan của Việt Nam và Trung Quốc cùng các cá nhân, tổ chức khác.

Nội dung chính của hội thảo bao gồm 4 tham luận của 2 diễn giả từ Việt Nam và 2 diễn giả từ Trung Quốc:

1. “Thực trạng phát triển đặc khu kinh tế ở Việt Nam và hàm ý chính sách”, PGS. TS. Đào Ngọc Tiến, Viện Kinh tế và Thương mại Quốc tế, Đại học Ngoại thương

2. “Mô hình phát triển và các chính sách tài chính cho phát triển các đặc khu kinh tế của Trung Quốc”, TS. Trương Ngọc Đán, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Tài chính Trung Quốc

3. “Chính sách tín dụng đối với đặc khu kinh tế”, TS. Phạm Ngọc Đỉnh, Nghiên cứu viên cao cấp (hạng 1) Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam bộ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

4. “Cơ chế thuế ưu đãi của Trung Quốc nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài đối với các đặc khu kinh tế”, TS. Liu Zuo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Luật Tài chính và Thuế, Hiệp hội Luật Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thuế, Tổng cục Thuế Trung Quốc

Nhìn chung, hội thảo với các tham luận kể trên thiếu các yếu tố cần thiết để thực sự đạt được mục tiêu như nó tuyên bố là chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và rút ra bài học cho Việt Nam. Cụ thể là:

Nó không đủ tính bao quát như tên gọi của nó (về “kinh nghiệm quốc tế”) khi chủ yếu đưa ra kinh nghiệm từ các đặc khu kinh tế của Trung Quốc và các khu kinh tế hiện có của Việt Nam.

Nó không đủ tính khách quan như nên có khi chủ yếu xem xét kinh nghiệm thành công mặc dù các nghiên cứu về các đặc khu kinh tế trên thế giới cho thấy tỷ lệ thành công không hơn tỷ lệ thất bại.

Nó cho thấy tính hồ đồ khi một trong các diễn giả của nó, ông Tiến, đã mạnh miệng phát biểu rằng “Chúng ta ở đây không ai băn khoăn chuyện có cần phát triển các đặc khu kinh tế hay không. Chắc chắn là có. Tôi nghĩ rằng 100% chúng ta, mỗi cá nhân chúng ta ngồi đây không đặt ra câu hỏi là có cần phát triển các đặc khu kinh tế hay không, bởi vì điều đấy là cần thiết, cần thiết trong bối cảnh hiện nay, trong bối cảnh của Việt Nam và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Câu hỏi chỉ là làm thế nào, chứ không phải là có làm hay không.”

Nó cho thấy tính mơ hồ khi ngay một chuyên gia như ông Tiến không chỉ ra được một bộ tiêu chí cụ thể để xác định sự thành công hay thất bại của các đặc khu kinh tế trong tương lai (nếu có). Trả lời câu hỏi của người viết về một bộ tiêu chí như vậy, sau khi kể đến mục tiêu tăng trưởng và mối liên kết của các đặc khu kinh tế với các vùng lân cận, ông Tiến nói thêm rằng để có một bộ tiêu chí thì “có lẽ chúng ta còn phải có một vài hội thảo tiếp theo, còn bây giờ không thể trả lời được câu hỏi là đánh giá sự thành công bằng những tiêu chí nào”.

Và, cho dù hội thảo có mục tiêu thực sự là gì, nó đã tái khẳng định ý chí thực hiện dự án đặc khu kinh tế của chính phủ, khi thể hiện rằng công tác chuẩn bị cho dự án vẫn đang được xúc tiến.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.