“Thế lực thù địch” – mi là ai?

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch TP. Hà Nội phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri Quận Cầu Giấy chiều 17/6/2018: Thế lực thù địch đang chia rẽ tình hữu nghị VN - Trung Quốc. Ảnh: Thanh Niên.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những năm gần đây, trên các phương tiện  thông tin quốc doanh, luôn xuất hiện những từ  “những thế lực thù địch” đang chống phá nhà nước Việt Nam.  Đặc biệt Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng càng hay nhắc đến cụm từ này! Vậy, những thế lực thù địch nó từ đâu ra, sao càng ngày càng nhiều và gây lo sợ cho nhà cầm quyền đến thế?!

Không khó để tìm ra, ai đã sinh ra các thế lực thù địch!

1/ Những người nông dân đang sống yên lành trên thổ cư và ruộng đồng của họ, bỗng một hôm có kẻ vác một bao tiền đến “làm việc” với chính quyền xã, huyện… lên một “dự án”. Dự án được “duyệt”, rồi báo cáo lên tỉnh, được thông qua… Thế là công an được điều đến để giải tỏa mặt bằng. Mất nhà, mất ruộng rồi họ đi đâu, làm gì để sống, không cần ai biết! Dân không chịu, kéo nhau đi kiện từ Nam chí Bắc. Thế là thành “tụ tập đông người”, thành thế lực thù địch!

2/ Công nhân trong các nhà máy do nước ngoài đầu tư, nhưng công đoàn lại do chủ đầu tư trả lương. Công nhân đình công đòi tăng lương, đòi cải thiện đời sống, công đoàn cuội bênh vực chủ. Lại đình công, lại thành “tụ tập đông người”, thành thế lực thù địch!!!

3/ Tín đồ các giáo phái tự do tín ngưỡng, không thừa nhận các chùa chiền quốc doanh, các sư sãi quốc doanh… thế là thành “thế lực thù địch”!

4/ Các nhà trí thức thấy hơn 40 năm đất nước thống nhất mà biển mất đằng biển, đảo mất đằng đảo, họ “nhìn vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa / Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”! (thơ Bùi Minh Quốc) nên họ viết phản biện ôn hòa lên các trang mạng tự do… Thế là thành “thế lực thù địch”!

5/ Ngày tưởng niệm các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh ở trận Gạc Ma, ở Hoàng Sa, ở chiến tranh biên giới phía Bắc 1979… dân kéo nhau đi thắp hương tưởng niệm dưới tượng đài Lý Thái Tổ, tượng đài Trần Hưng Đạo… thế là thành “thế lực thù địch”.

Nếu thống kê hết những nguyên nhân, nguồn gốc nào sinh ra “thế lực thù địch” thì còn nhiều lắm… Các nhà xã hội học có thể làm luận văn tiến sĩ về đề tài này…

Tôi nhớ, sau Đổi mới (1986), thời ông Võ Văn Kiệt làm thủ tướng, báo Le Monde của Pháp ra ngày 19 tháng 11 năm 1994, tác giả Olivier Weber có đăng một bài nhan đề: Việt Nam sự thức dậy của một con rồng nhỏ (Vietnam le réveil d’un petit dragon), thời đó không thấy xuất hiện các “thế lực thù địch”?! Nhưng sau đó Nguyễn Tấn Dũng phá nát nền kinh tế Việt Nam, nạn tham nhũng được Dũng bật đèn xanh để khắp nơi cướp bóc, đất đai là “sở hữu toàn dân” giao cho các kẻ nắm quyền ở địa phương làm đại diện “chủ sở hữu” thì “thế lực thù địch” nổi dậy ở khắp nơi!

Các chiến sĩ Cộng sản năm xưa như các anh Lê Công Giàu, Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu, Lê Thân, Hạ Đình Nguyên… từng bị chế độ Sài Gòn giam cầm tra tấn chỉ vì đòi hòa bình thống nhất đất nước, đuổi Mỹ ra khỏi Miền Nam… Nay các anh ấy thấy chế độ chuyên quyền đảng trị còn tồi tệ hơn cả chế độ Sài Gòn năm xưa, hèn với giặc, ác với dân, nên lại xuống đường… Các vị ấy không thể là thế lực thù địch được! Nhà văn Nguyên Ngọc từng bám đất Tây Nguyên, bám đất Quảng Nam khói lửa, viết nên những tác phẩm như “Đất nước đứng lên”, “Đường chúng ta đi” mà Nguyễn Phú Trọng đã phải học lúc là sinh viên văn khoa ở Hà Nội thì không thể là “thế lực thù địch” được! Có chăng là thù địch với thể chế đảng trị độc tài mà thôi! Chính thể chế này đã đẻ ra thế lực thù địch!

Để giành lấy “chính danh” cai trị đất nước, chính quyền độc tài lớn tiếng gọi những người, những tập thể nông dân và công nhân kể trên là “thế lực thù địch”. Càng lớn tiếng bao nhiêu họ chỉ tự vạch mặt mình là chính quyền của các tập đoàn lợi ích, chống lại đa số nhân dân đang cùng khổ. Đó là cách uống thuốc độc để giải khát. Hãy dẹp bỏ ngay luật Đất đai hiện hành và thực thi dân chủ, chỉ có thế mới khỏi chết khát mà thôi!

Sài Gòn, tháng 8 năm 2018

Nguồn: Bauxite Việt Nam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.