Thị sát vụ bức tử làng Cự Đà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cự Đà là một làng cổ, theo sự phân loại của Pierre Gourou thì đây là làng ven sông. Làng Cự Đà nổi tiếng làm tương ngon đã thành thương hiệu từ lâu. Cự Đà nay còn có thêm nghề làm bánh đa và bột đao cũng rất được tiếng.

Cự Đà chỉ cách Hà Nội khoảng ngót 20 km, nhưng chỉ có 1 con đường độc đạo dẫn đến làng – đường dọc sông Nhuệ. Cự Đà nằm bên sông, dân cư bám lấy sông và bố trí theo hình xương cá. Con đường ấy, ngày xưa có thể đủ cho hai cỗ kiệu hoặc cỗ xe song mã, 2 chiếc xe hơi cổ tránh nhau. Nhưng nay, con đường đã thành quá nhỏ.

Cự Đà là một làng độc đáo lắm!Ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, làng đã có nhiều người tài giỏi đi buôn bán và làm cho Tây ở khắp trong nước và số người làm ăn, định cư ở Châu Âu rất đông. Những người dân làng Cự Đà xa quê, nhớ quê nên mỗi khi hồi hương hoặc thăm quê đều muốn đóng góp cho làng. Những người làng làm ăn ở Pháp và các nước Châu Âu họp bàn với nhau quyết xây dựng làng mình, quê mình thành một làng “thu nhỏ cả Châu Âu lại”. Họ về làng và đặt máy phát điện, khiến Cự Đà là làng đầu tiên ở nước Việt Nam có điện thắp sáng, ngay từ những năm thập kỷ đầu tk 20. Họ xây hàng trăm ngôi nhà theo lối biệt thự châu Âu, Pháp ngay trong làng. Và ngay từ những năm đầu của thập kỷ 20 của thế kỷ 20, làng Cự Đà đã được đánh số nhà và đây là làng đầu tiên được đánh số nhà.

Năm 1929, một cột cờ được dựng lên, làm cái tiêu cho thuyền bè buôn bán trên sông Nhuệ biết điểm để buông neo. Khi ấy, bến sông Nhuệ ở Cự Đà là nơi buôn bán nhộn nhịp sầm uất. Thuyền bè tấp nập ngày và đêm, đến nỗi, sợ đêm tối thuyền bè có thể đi qua Cự Đà lỡ quên không ghé bến, dân làng Cự Đà đã dựng ở hai đầu làng, áp sát sông hai cột đá, trên có con cóc đá, lưng cóc đội một cây đèn để làm giang đăng cho các thuyền bè nhận lối, biết cữ mà cập bến. Nay, hai con cóc đó vẫn còn…

Mới cách đây ngót 20 năm (1994), thi sĩ Hoài Yên viết “Chiều Sông Nhuệ”: “Sông Nhuệ chiều như thơ mông hơn/Trời in đáy nước lộng hoàng hôn“. Đẹp quá! Vậy mà nay, dù sông vẫn còn chảy lờ đờ nhưng nước thì thối quá, dòng nước đen ngòm, trông xa như một con quái vật đang trườn giữa khu dân cư. Lỡ mà cô Anh Thơ, cô Minh Phương nghe theo bác Nguyễn Trọng Tạo mà “úp mặt vào sông quê” thì có mà toi đời!

Nhân ngày nghỉ cuối tuần mới đây, mấy blogger bọn tôi rủ nhau đi thị sát Cự Đà, vì được biết, dân làng Cự Đà đã tự bức tử làng mình, bán nhà cổ, cơi nới, tàn phá biệt thự. Dân Cự Đà hôm nay nghèo khổ và lạc hâu, tối tăm hơn cha ông họ cách đây 100 năm trước. Báo Đảng cũng đã có 2 bài nói về chuyện này:

Bài 1: Nỗi buồn làng cổ trước cơn lốc xây dựng mới.

Bài 2: Thấy “chết” mà không thể cứu.

Nữ ký giả Hồng Minh viết hai bài này cho biết, cô viết mà lòng buồn rười rượi. Cô biết là không làm gì được và cũng không ai cứu được Cự Đà và bài viết của cô như là cái điếu văn cho một ngôi làng cổ.

Đoàn thị sát gồm các anh Nguyễn Trọng Tạo, Đinh Hoàng Thắng, Mai Thanh Hải và Lâm Khang tôi. Dưới đây là một vài hình ảnh của chuyến đi. Ảnh do Mai Thanh Hải chụp (Nguyễn Xuân Diện đã mua đứt).

JPEG - 69.4 kb
Những ngôi nhà xây theo lối Tây ở Cự Đà có thể kể đến hàng trăm…

JPEG - 54.3 kb
Hai bác Nguyễn Trọng Tạo – Đinh Hoàng Thắng

JPEG - 48.2 kb
Nguyễn Trọng Tạo – Mai Thanh Hải

JPEG - 44.5 kb
Cô bán hàng ở làng Cự Đà, mặn mà và phúc hậu

JPEG - 63.5 kb

JPEG - 50.2 kb

JPEG - 65.7 kb

JPEG - 64.3 kb
Hình như tòa nhà này có gắn 1 viên ngọc bích khổng lồ…

JPEG - 63.5 kb

JPEG - 55.8 kb
Nguyễn Xuân Diện đang thuyết minh về hai con cóc đá ở làng Cự Đà

JPEG - 73.1 kb
Bốn mặt của trụ đá đều khắc chữ Nho. Bốn chữ ở mặt ngoài là Vạn Cổ Nghiễm Nhiên (muôn thưở đứng trang nghiêm)

JPEG - 73.7 kb
Cổng “Trung Tín” giờ không còn thích hợp với công nông và xe cộ rầm rập ngày đêm

JPEG - 74.4 kb

JPEG - 64.4 kb

JPEG - 65 kb
Giếng chùa xưa, giờ thành nơi đầy rác

JPEG - 71.6 kb

JPEG - 81.3 kb
Đục cổng, hạ mui xe mà chui qua cổng

JPEG - 98.3 kb
Cột cờ xây năm 1929, từ xa hàng chục km còn trông thấy…vào năm 1929

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…