Thị sát vụ bức tử làng Cự Đà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cự Đà là một làng cổ, theo sự phân loại của Pierre Gourou thì đây là làng ven sông. Làng Cự Đà nổi tiếng làm tương ngon đã thành thương hiệu từ lâu. Cự Đà nay còn có thêm nghề làm bánh đa và bột đao cũng rất được tiếng.

Cự Đà chỉ cách Hà Nội khoảng ngót 20 km, nhưng chỉ có 1 con đường độc đạo dẫn đến làng – đường dọc sông Nhuệ. Cự Đà nằm bên sông, dân cư bám lấy sông và bố trí theo hình xương cá. Con đường ấy, ngày xưa có thể đủ cho hai cỗ kiệu hoặc cỗ xe song mã, 2 chiếc xe hơi cổ tránh nhau. Nhưng nay, con đường đã thành quá nhỏ.

Cự Đà là một làng độc đáo lắm!Ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, làng đã có nhiều người tài giỏi đi buôn bán và làm cho Tây ở khắp trong nước và số người làm ăn, định cư ở Châu Âu rất đông. Những người dân làng Cự Đà xa quê, nhớ quê nên mỗi khi hồi hương hoặc thăm quê đều muốn đóng góp cho làng. Những người làng làm ăn ở Pháp và các nước Châu Âu họp bàn với nhau quyết xây dựng làng mình, quê mình thành một làng “thu nhỏ cả Châu Âu lại”. Họ về làng và đặt máy phát điện, khiến Cự Đà là làng đầu tiên ở nước Việt Nam có điện thắp sáng, ngay từ những năm thập kỷ đầu tk 20. Họ xây hàng trăm ngôi nhà theo lối biệt thự châu Âu, Pháp ngay trong làng. Và ngay từ những năm đầu của thập kỷ 20 của thế kỷ 20, làng Cự Đà đã được đánh số nhà và đây là làng đầu tiên được đánh số nhà.

Năm 1929, một cột cờ được dựng lên, làm cái tiêu cho thuyền bè buôn bán trên sông Nhuệ biết điểm để buông neo. Khi ấy, bến sông Nhuệ ở Cự Đà là nơi buôn bán nhộn nhịp sầm uất. Thuyền bè tấp nập ngày và đêm, đến nỗi, sợ đêm tối thuyền bè có thể đi qua Cự Đà lỡ quên không ghé bến, dân làng Cự Đà đã dựng ở hai đầu làng, áp sát sông hai cột đá, trên có con cóc đá, lưng cóc đội một cây đèn để làm giang đăng cho các thuyền bè nhận lối, biết cữ mà cập bến. Nay, hai con cóc đó vẫn còn…

Mới cách đây ngót 20 năm (1994), thi sĩ Hoài Yên viết “Chiều Sông Nhuệ”: “Sông Nhuệ chiều như thơ mông hơn/Trời in đáy nước lộng hoàng hôn“. Đẹp quá! Vậy mà nay, dù sông vẫn còn chảy lờ đờ nhưng nước thì thối quá, dòng nước đen ngòm, trông xa như một con quái vật đang trườn giữa khu dân cư. Lỡ mà cô Anh Thơ, cô Minh Phương nghe theo bác Nguyễn Trọng Tạo mà “úp mặt vào sông quê” thì có mà toi đời!

Nhân ngày nghỉ cuối tuần mới đây, mấy blogger bọn tôi rủ nhau đi thị sát Cự Đà, vì được biết, dân làng Cự Đà đã tự bức tử làng mình, bán nhà cổ, cơi nới, tàn phá biệt thự. Dân Cự Đà hôm nay nghèo khổ và lạc hâu, tối tăm hơn cha ông họ cách đây 100 năm trước. Báo Đảng cũng đã có 2 bài nói về chuyện này:

Bài 1: Nỗi buồn làng cổ trước cơn lốc xây dựng mới.

Bài 2: Thấy “chết” mà không thể cứu.

Nữ ký giả Hồng Minh viết hai bài này cho biết, cô viết mà lòng buồn rười rượi. Cô biết là không làm gì được và cũng không ai cứu được Cự Đà và bài viết của cô như là cái điếu văn cho một ngôi làng cổ.

Đoàn thị sát gồm các anh Nguyễn Trọng Tạo, Đinh Hoàng Thắng, Mai Thanh Hải và Lâm Khang tôi. Dưới đây là một vài hình ảnh của chuyến đi. Ảnh do Mai Thanh Hải chụp (Nguyễn Xuân Diện đã mua đứt).

JPEG - 69.4 kb
Những ngôi nhà xây theo lối Tây ở Cự Đà có thể kể đến hàng trăm…

JPEG - 54.3 kb
Hai bác Nguyễn Trọng Tạo – Đinh Hoàng Thắng

JPEG - 48.2 kb
Nguyễn Trọng Tạo – Mai Thanh Hải

JPEG - 44.5 kb
Cô bán hàng ở làng Cự Đà, mặn mà và phúc hậu

JPEG - 63.5 kb

JPEG - 50.2 kb

JPEG - 65.7 kb

JPEG - 64.3 kb
Hình như tòa nhà này có gắn 1 viên ngọc bích khổng lồ…

JPEG - 63.5 kb

JPEG - 55.8 kb
Nguyễn Xuân Diện đang thuyết minh về hai con cóc đá ở làng Cự Đà

JPEG - 73.1 kb
Bốn mặt của trụ đá đều khắc chữ Nho. Bốn chữ ở mặt ngoài là Vạn Cổ Nghiễm Nhiên (muôn thưở đứng trang nghiêm)

JPEG - 73.7 kb
Cổng “Trung Tín” giờ không còn thích hợp với công nông và xe cộ rầm rập ngày đêm

JPEG - 74.4 kb

JPEG - 64.4 kb

JPEG - 65 kb
Giếng chùa xưa, giờ thành nơi đầy rác

JPEG - 71.6 kb

JPEG - 81.3 kb
Đục cổng, hạ mui xe mà chui qua cổng

JPEG - 98.3 kb
Cột cờ xây năm 1929, từ xa hàng chục km còn trông thấy…vào năm 1929

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

2025년 3월15일 미국 워싱턴의 RFA 자유아시아방송 본사. (찰리 다라팍/RFA). Ảnh: Charlie Dharapak/ RFA

RFA có thể sẽ ngưng hoạt động

Theo thông báo chấm dứt tài trợ mà RFA nhận được, các khoản tài trợ liên bang dành cho Đài Á châu Tự do và các mạng lưới đối tác đã bị chấm dứt vào sáng thứ Bảy.

Hiện vẫn chưa rõ RFA sẽ chấm dứt hoạt động khi nào và như thế nào, nhưng RFA chỉ được tài trợ thông qua các khoản trợ cấp của liên bang.

Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Bảy, Chủ tịch RFA Bay Fang cho biết sẽ phản đối lệnh này.

Các dân cử hiện diện trong buổi tiếp tân, trao đổi tại Quốc hội Canada do Đảng bộ Việt Tân tại Toronto tổ chức ngày 27/10/2022. Trong hình: Dân biểu Gary Anandasangaree (thứ hai từ trái), DB Judy Sgro (thứ tư từ trái), Tổng Bí thư Việt Tân (thứ sáu từ trái) và DB Rachel Bendayan (ngoài cùng, bên phải). Ảnh: Đảng bộ Việt Tân tại Toronto, Canada

Đảng Việt Tân Toronto chúc mừng hai tân bộ trưởng Canada

Chúng tôi trân trọng sự quan tâm của hai tân bộ trưởng đối với các vấn đề nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, thể hiện qua sự tham gia của hai vị tại các buổi tiếp tân Quốc hội Canada do Đảng bộ Việt Tân Toronto, Canada tổ chức vào các năm 2022 – 2024.

Người biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội hôm 21/8/2011. Ảnh: STRINGER Vietnam/ Reuters

Kỷ niệm 37 năm hải chiến Gạc Ma, báo Nhà nước không gọi tên Trung Quốc

Nhà báo Nam Việt nêu nhận xét với RFA: “Kỷ niệm 37 năm thảm sát Gạc Ma, nhưng trên báo Quân đội nhân dân cũng như hầu hết hệ thống truyền thông chính của Nhà nước không có một bài tưởng niệm nào thực chất, dám gọi thẳng tên Trung Quốc, cho thấy năm nay Ban Tuyên giáo đã hoàn toàn không bật đèn xanh cho việc tố cáo tội ác, mà vốn đã có lúc đã được sử dụng như một đòn bẩy ngoại giao khi mối quan hệ giữa hai nước căng thẳng.”

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.