Thư Chia Sẻ Của Một Cán Bộ Nhà Nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kính gửi quý Cha,
Kính gửi quý báo,

Tôi là một cán bộ nhà nước, là một đảng viên ĐCSVN, là người không theo tôn giáo nào. Tôi làm việc tại Hà Nội. Mấy ngày gần đây tôi theo dõi thông tin về vụ Tòa Khâm sứ và Thái Hà. Tôi có cơ hội đọc được nhiều nguồn thông tin để đối chứng và hiểu được bản chất của sự việc.

Hôm nay tôi viết thư này gửi quý cha và quý báo để chia sẻ vấn đề liên quan đến câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt tại cuộc gặp với UBND tp Hà Nội. Tôi thật sự thấy sốc và buồn khi hầu hết các báo lớn của Nhà nước đều trích dẫn một cách cố ý xuyên tạc câu nói này. Có thể nói đây là một thủ đoạn bần tiện, đê hèn mà bất kỳ ai nắm được toàn bộ nội dung câu nói của TGM đều cảm nhận như vậy.

Thế nhưng vấn đề nguy hiểm nhất hiện nay là trong khi hàng loạt cơ quan báo chí đều nhất loạt kết tội TGM thì việc phản bác lại luồng thông tin đó từ Giáo phận HN, TGM Ngô Quang Kiệt và Cộng đồng giáo dân lại có vẻ chưa đủ liều lượng thông tin. Ngoài trang mạng vietcatholic.net ra rất ít các phương tiện thông tin khác, hoặc chính Cha Kiệt giải thích làm rõ và qua đó vạch mặt sự bịp bợm của cơ quan thông tin đại chúng nhà nước.

Tình thế vô cùng bất lợi trên phương diện thông tin, vì:

- Nhà nước nắm một hệ thống hùng hậu cơ quan thông tin đại chúng

- Đa số người dân không có điều kiện được tiếp cận thông tin đa chiều. Họ chỉ đọc, xem và nghe thông tin từ nhà nước và điều đau buồn là đa số người dân Việt Nam không ít thì nhiều đều có sự không thiên cảm với người Công giáo do không có điều kiện tiếp xúc và bị hệ thống tuyên truyền nhà nước nhồi sọ liên tục hàng mấy chục năm về những điều xấu của người Công giáo

- Cộng đồng Công giáo chỉ có mạng internet trong lúc đó chỉ có khoảng 10% tỷ lệ dân số có thể tiếp cận được internet, mà trong 10% này phần lớn là thanh niên vào chơi game, nghe nhạc, xem sex, tán gẫu. Phần nhỏ còn lại trong số 10% này đọc tin tức từ nhà nước là chính. Phần nhỏ hơn muốn tìm và có ý thức tìm thông tin khách quan, đa chiều thì bị tường lửa và hệ thống kiểm duyệt ngặt ngèo. Chỉ một số quá ít có thể vượt tường lửa và biết những trang mạng cung cấp thông tin để so sánh kiểm chứng.

Thật là đau xót.

Đề nghị cộng đồng Công giáo Việt Nam trong và ngoài nước hãy tận dụng các phương tiện có thể có để đưa thông tin rộng rãi với xã hội, hãy tận dụng đài phát thanh, các diễn đàn BBC, RFI. Đặc biệt hãy dùng nhiều blog và các diễn đàn mạng để tiếp cận với các bạn trẻ, những người ưa thích loại thông tin này.

Người Công giáo trước hết là người Việt Nam, nỗi đau vì bất công mà người Công giáo gánh chịu là nổi đau của người Việt Nam. Nhưng hiện nay, có một khoảng cách được tạo ra giữa nỗi đau đó với nỗi đau chung của người dân Việt Nam. Cơ quan thông tin nhà nước đã thành công trong việc tách riêng Cộng đồng Công giáo, tạo cảm giác những yêu sách của họ như là những yêu sách của một nhóm quyền lợi nào đó, xa rời nhân dân, liên quan mật thiết với ngoại bang. Trong lúc các nhóm xã hội khác đang gánh chịu nhiều bất công, như: nông dân, công nhân, giới trí thức, nhưng họ không thể gây tiếng vang lớn như người Công giáo vì họ không có tổ chức, không có niềm tin dẫn dắt và tập hợp. Thế mạnh của người Công giáo là có hệ thống và đức tin làm cho họ có thể tập trung cùng nhau và cùng nhau biểu lộ đòi hỏi của mình. Nhưng mặc khác thế mạnh này đồng thời là điểm nhấn mà nhà nước đang đánh vào Công giáo. Họ tạo thành dự luận để xem người Công giáo đang bị giật dây, ích kỷ, phục vụ lợi ích nước ngoài, nếu không nói là các thế lực thù địch.

Phải biến những yêu sách của mình thành cuộc đấu tranh chống bất công, bảo vệ pháp quyền, đòi công lý được thực thi. Cuộc đấu tranh đó là vì lợi ích chung cả dân tộc, vì tất cả nhân dân Việt Nam, chứ không riêng gì những người Công giáo. Xin hãy làm rõ thông điệp đó đến tất cả mọi người dân Việt.

Tôi thật sự xin lỗi vì có lẽ đang viết lan man và đề nghị những vấn đề mà chắc quý cha và mọi người Công giáo đều đã rõ từ trước. Tuy vậy, mục đích của tôi muốn thành thật chia sẽ cảm nghĩ và tâm tư với những người công giáo với tư cách là một người không có đạo.

Nếu thư này đến được quý cha, xin đề nghị giữ bí mật riêng tư như một lời sẻ chia. Thành thật xin lỗi quý cha vì điều kiện, tôi phải dùng hộp thư với bút danh chứ không phải tên thật của mình. Mặc dù vậy các dữ liệu về cá nhân tôi là hoàn toàn thật.

Xin kính thư với lòng chia sẻ sâu sắc.

HTH
Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.