Thủ đô Hà Nội và bãi rác Nam Sơn

Rác thải sinh hoạt dồn ứ ở nội đô do người dân chặn không cho xe chở rác vào đổ rác tại bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bãi rác Nam Sơn, thuộc huyện Sóc Sơn hình thành từ năm 1999, hàng ngày tiếp nhận khoảng từ 5.000 đến 7.000 tấn rác từ 12 quận và 5 huyện của thành phố Hà Nội.

Rác là một loại chất thải không chỉ dơ bẩn mà có mùi hôi thối khó chịu qua nhiều ngày tồn trữ, dù trong những bãi chứa riêng. Cho đến nay, chung quanh bãi rác Nam Sơn vẫn còn hàng ngàn gia đình sinh sống vì thành phố chưa giải quyết được việc di dời thoả đáng cho họ. Các gia đình ở khu vực này phải chịu đựng qua nhiều năm tháng, sống chung với rác trong một môi trường nguy hiểm cho sức khỏe mà chính quyền không quan tâm giải quyết.

Mới đây truyền thông trong nước cho biết do không chịu nổi mùi hôi thối, tối ngày 23 tháng Mười một lần nữa người dân hai xã Nam Sơn và Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn đã phản ứng bằng cách phong tỏa hai bên đường không cho xe rác vào bãi Nam Sơn. Không biết đây là lần thứ mấy người dân Nam Sơn, ngoại ô Hà Nội đã phải hành động cứng rắn như thế để bảo vệ môi trường sống của mình trước sự làm ngơ của chính quyền.

Trước đây, chính quyền thành phố Hà Nội có thể lấy lý do thủ đô còn nghèo và dân số còn ít nên việc giải quyết rác thải các loại phải làm theo lối thủ công và quy mô nhỏ. Tức là sau khi phân loại, rác được giải quyết bằng phương pháp… chôn cổ điển. Người dân có thể chấp nhận đó là lý do chính đáng nên cắn răng chịu đựng và hy vọng một ngày mai sẽ khá hơn.

Được biết thành phố Hà Nội cũng đã từng lên kế hoạch xây dựng đến 5 nhà máy đốt rác phát điện, trong đó có Nhà Máy điện rác Sóc Sơn được chấp thuận từ năm 2017, vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng. Nhà máy này nghe đâu sử dụng công nghệ đốt rác của Bỉ, được đánh giá là có quy mô lớn hàng đầu thế giới và do tổng thầu Trung Quốc thực hiện. Cho tới nay vẫn chưa nghe nói nhà máy này khi nào mới chính thức đi vào hoạt động, nhưng người dân Hà Nội hy vọng nó không phải là một “Cát Linh-Hà Đông Tập 2.”

Tuy là rác, một thứ hôi thối bỏ đi nhưng lại là thứ hôi thối có thể sinh ra mối lợi to lớn cho các quan chức nhà nước. Nhất là Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội, vì đây là bộ phận lên kế hoạch thu gom rác và xử lý rác. Trong rất nhiều năm qua kể từ khi có bãi rác, người dân Nam Sơn khốn đốn vì hàng ngày phải sống chung với rác. Lượng rác đổ về ngày càng nhiều, môi trường sống càng ô nhiễm. Nhiều lần người dân Nam Sơn yêu cầu chính quyền thủ đô phải xử lý, thế nhưng mỗi lần kiến nghị, mỗi lần chặn xe thì mọi sự vẫn không thay đổi. Cứ đến hẹn lại lên, xe rác vẫn đổ về và chính quyền chưa bao giờ có biện pháp giải quyết hợp tình, hợp lý.

Đây là trách nhiệm chính của Sở Tài Nguyên – Môi Trường, nhất là Sở Kế Hoạch – Đầu Tư. Vì sao Hà Nội chưa có được một nhà máy xử lý rác hiện đại như các nước khác trong khi lãnh đạo đảng và nhà nước cứ rêu rao Việt Nam cần có những thành phố thông minh hiện đại, phải vượt qua Singapore. Làm sao vượt qua được Singapore khi lựa rác bằng tay và đem chôn, trong khi các bãi rác ngày càng thu hẹp và lượng rác ngày càng tăng do dân số tăng.

Lý do đơn giản là nếu xây dựng một nhà máy xử lý rác có lớp lang hiện đại như các nước Tây phương thì Sở Kế Hoạch – Đầu Tư và các công ty Vệ sinh Môi trường Đô thị còn lấy gì để ăn. Vì rác bốc mùi hôi chất thành đống như vậy họ mới có cơ hội lập khống kế hoạch thanh lý này nọ hầu lấy tiền bỏ túi. Làm sao ai biết được là thủ đô Hà Nội hàng ngày thải ra bao nhiêu rác, ngoài những chuyên viên ăn rác trong Sở Kế Hoạch – Đầu Tư? Cho nên các sở, các công ty vệ sinh môi trường ăn rác thoải mái và vì rác quá thúi, trung ương không ai muốn xuống kiểm tra!

Vụ bãi rác Nam Sơn cứ lình xình bao nhiêu năm nay không giải quyết được vì sự vô trách nhiệm và sự thiếu khả năng của các cấp cán bộ quản lý thành phố ở thành ủy và ủy  ban nhân dân. Hay nói cách khác, bộ phận quản lý và xử lý rác ở Hà Nội không muốn mất lợi ích sinh ra từ rác.

Thế mới thấy dưới thiên đường xã hội chủ nghĩa, rác cũng rất quan trọng vì nuôi cả bộ máy quyền lực độc tài, độc tôn.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.