Thư Hiệp Thông Của DCCT Melbourne, Úc Châu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 15 tháng 9 năm 2008

Kính gởi cha Vincent Phạm Trung Thành,
Bề trên Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam,
cha Matthew Vũ Khởi Phụng,
Bề trên Cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, Hà Nội,
và Toàn thể anh chị em giáo dân Giáo xứ Thái Hà,

Cha Vincent và cha Matthew thân mến,

Chúng tôi, Dòng Chúa Cứu Thế tại Úc, đã quan tâm theo dõi và biết được những khó khăn mà Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt nam đang phải đương đầu với một số cơ quan trong chính phủ Việt Nam, đang tìm mọi cách từ chối trao trả lại phần đất thuộc về Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà. Cuộc tranh chấp này đã được biết đến, được loan tải rộng rãi tại Úc, và dân chúng ở đây rất bức xúc khi biết các quan chức chính phủ Việt Nam không tuân thủ những quyền pháp lý cơ bản và tiến trình tố tụng hợp pháp.

Chúng tôi rất đỗi ngạc nhiên trước sự kiện này, khi chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam đã thực hiện và có nhiều tiến bộ trong việc đẩy mạnh hạnh phúc và thịnh vượng cho đời sống của nhân dân, cũng như trong việc bảo đảm công lý xã hội và tự do hơn!

Chúng tôi cũng biết rằng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang tích cực nâng cao cuộc sống toàn thiện cho cho người dân Việt, đặc biệt về lãnh vực sức khỏe và giáo dục; và tiếp tục nỗ lực tham gia đóng góp nhằm đảm bảo xã hội hài hòa và một nền kinh tế thịnh vượng chung cho tất cả. Giáo Hội của chúng ta đánh giá cao tấm lòng chân thành, tinh thần cần lực, sự trung thành trong các mối quan hệ; vun trồng cho thế hệ trẻ, chăm sóc người già, lo lắng cho kẻ ốm đau bệnh tật, song song với xây dựng nền công lý chung cho tất cả và tự do trong xã hội dân sự. Đó đích thực là những giá trị sẽ tiếp tục tạo dựng Việt Nam thành một xã hội mạnh và ổn định.

Chúng tôi, Linh mục Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế tại Thành phố Melbourne, Úc Châu, hiệp thông với anh em trong lời cầu nguyện, và sẽ sát sao theo dõi xem vấn đề sẽ được giải quyết ra sao. Trong tình đoàn kết, chúng tôi sẽ cùng với anh em cùng nỗ lực mang lại một sự hòa giải êm thắm và vững bền giữa dân tộc.

Cuộc tranh chấp và mâu thuẫn này không chỉ phương hại đến hình ảnh và ấn tượng tốt về Việt Nam trên đất nước chúng tôi, đã có được những liên đới mạnh mẽ tương quan tốt đẹp với người dân Việt Nam trong những năm gần đây, mà còn hủy hoại và phân rẽ xã hội Việt Nam thay vì thúc đẩy sự hợp tác rộng rãi và đề cao dấn thân cho sự nghiệp phát triển văn hóa và xã hội hơn nữa.

Chúng tôi chân thành nguyện xin cho mọi người có được sự khôn ngoan sáng suốt để vấn đề được sớm giải quyết tận căn.

Anh em Dòng Chúa Cứu Thế Úc
Bruce Duncan, CSsR
Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế tại Melbourne – Úc
Và các thành viên ký tên dưới đây:

JPEG - 325.2 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.