Thư Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Hiệp Thông Và Ủng Hộ Lập Trường Của HĐGM Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Uỷ Ban về Công Lý và Hoà Bình Quốc Tế
3211 Fourth Sreet NE. •Washington DC 20017-1194 • 202541-3160
Website: WWW.USCCB.ORG/JJHD (Hội Đồng Giám Mục HK) •Fax 202-541-3339

Ngày 1 tháng 10 năm 2008

Kính gửi: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giám mục Đà lạt, chủ tịch HĐGM Việt Nam
Tòa giám mục
9 Nguyễn Thái Học
Tp. Đà lạt Việt Nam

Thưa Đức Cha

Tôi rất lấy làm buồn khi biết rằng có sự leo thang căng thẳng giữa Giáo hội và chính quyền địa phương Việt Nam, khi xe ủi đất kéo đến địa điểm trưóc đây là Tòa Khâm Sứ ở Hà nội. Diễn biến này càng gây quan ngại cho thỏa thuận đã đạt được hồi tháng Hai về cách giải quyết những tranh tụng về tài sản và đất đai bằng đối thoại hòa bình. Chắc chắn khi Đức ông Parolin dẫn đầu phái đoàn Vatican đến VN hồi tháng 6 năm 2008, đã có thảo luận việc dần dần hoàn trả cho Giáo hội quyền xử dụng những tài sản trước đây đã bị quốc hữu hòa. Hành động đơn phương vừa rồi của chính phủ Việt Nam là trực tiếp đi ngược lại những điều trước đây đã thỏa thuận.

Với cương vị chủ tịch Uỷ ban lo về Công lý và Hòa bình quốc tế thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, tôi muốn diễn tả tình liên đới với giáo hội VN trong thời điểm khó khăn này. Tôi hoàn toàn ủng hộ bản tuyên bố ngày 25 tháng 9 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã kêu gọi chính phủ Việt Nam “đối thoại chân thành cởi mở và thẳng thắn trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau” để giải quyết các vấn nạn về đất đai và tài sản. Tôi cũng mạnh mẽ ủng hộ quyết định của Đức cha đã đứng lên tỏ tình liên đới với Đức TGM Ngô Quang Kiệt người bị chinh quyền địa phương vu cáo là khuấy động gây bất ổn.

Chúng tôi luôn nghĩ đến và cầu nguyện cho Đức cha, các anh em Giám mục, và giáo dân VN. Nguyện xin tất cả luôn được Chúa ban sức mạnh và ân sủng trong thời kỳ thử thách này.

Thân ái trong Chúa Kitô

Giám mục Thomas G. Wenski, GM Orlando
Chủ tịch Uỷ ban về Công lý và Hòa Bình Quốc tế

Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam

-o0o-

JPEG - 28.8 kb

October 1, 2008

The Most Reverend Peter Nguyen Van Nhon
Bishop of Da Lat, Vietnam
President, Vietnam Conference of Catholic Bishops
Toa Giam Muc
9 Nguyen Thai Hoc
Tp. Da Lat, Vietnam

Your Excellency:

I was deeply saddened to learn of the escalation in tension between the Church and Vietnamese local authorities as bulldozers arrived at the site of the building formerly occupied by the Apostolic Nunciature in Hanoi. This turn of events is all the more worrisome given what appeared to have been an agreement reached in February to resolve such disputes over property and land in a peaceful manner through dialogue. Certainly when Monsignor Parolin headed a Vatican delegation to Vietnam in June 2008, there had been talk of “gradual restoration to ecclesiastical use of properties previously nationalized.” This recent unilateral action by the Vietnamese government is in direct contravention to those earlier discussions.

As Chairman of the Committee on International Peace and Justice of the United States Conference of Catholic Bishops, I want to express our solidarity with the Church in Vietnam in this difficult time. We fully support your Conference’s statement of September 25, 2008 which calls on the Government of Vietnam to enter into “frank, open and sincere dialogue, in peace and mutual respect” to resolve these land and property issues. We also strongly support your decision to stand in solidarity with Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet who has been falsely accused of inciting riots by the local authorities.

You, your brother bishops and the faithful of the Church in Vietnam are in our thoughts and prayers. Praying that the Lord will continue to give you strength and grace in this trying time, I remain,

Fraternally yours in Christ,

Most Reverend Thomas G. Wenski
Bishop of Orlando
Chairman, Committee on International Justice and Peace

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.