Thu hút người tài

PGS-TS Vũ Hải Quân (trái), Giám Đốc Đại Học Quốc Gia TP.HCM, phát biểu trong buổi tọa đàm về chính sách thu hút nhân tài, chiều 13/7/2022. Ảnh: Báo mạng Thanh Niên
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chính sách thu hút nhân tài được đảng CSVN đặt ra từ lâu nhằm kêu gọi những nhân tài người Việt từ nước ngoài về phục vụ đất nước, đồng nghĩa với phục vụ đảng. Nó cũng là con đẻ của Nghị Quyết 36 thực hiện “hòa hợp hòa giải” xây dựng Việt Nam sau chiến tranh. Cũng vì lý do đó mà các chuyên gia, các nhà khoa học, các chuyên viên và những người có tài năng đặc biệt thường xa lánh lời kêu gọi tha thiết của đảng.

Hôm 13 tháng Bảy vừa qua, cũng trong mục tiêu kêu gọi nhân tài về nước, trường Đại Học Quốc Gia TP.HCM đã tổ chức một cuộc tọa đàm với sự tham dự của một số nhà khoa học và lãnh đạo các trường đại học trong nước. Buổi tọa đàm được mô tả là tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến thu hút nhân tài, nhưng chỉ mang tính cách ta thán của giới chuyên gia của chế độ ở TP.HCM.

Họ thừa nhận rằng trên thực tế chính sách thu hút nhân tài về Việt Nam cống hiến cho đảng và đất nước đã mang lại kết quả quá thê thảm. Con số do Giáo Sư Vũ Hải Quân, Giám Đốc Đại Học Quốc Gia TP.HCM trong buổi tọa đàm đưa ra nghèo nàn đến độ làm người ta quá đổi ngạc nhiên: Trong 5 năm làm thí điểm (2014-2019) có 19 nhà khoa học về nước làm việc, nhưng đã có tới 14 người sau một thời gian đã thoái lui.

Tại sao lại có tình trạng đáng buồn như vậy và lỗi tại ai? Nếu người ta chỉ nghe qua những lời phát biểu của các nhà trí thức hàng đầu trong trường Đại Học Quốc Gia TP.HCM thì đó chỉ là những lời phát biểu rất đại khái, chung chung về một vấn đề xét ra rất hệ trọng cho con đường phát triển của thành phố lớn nhất phía Nam.

Hầu hết những người có trách nhiệm đều hướng vào một nguyên nhân có lẽ khá phổ thông là tiền lương quá rẻ, hay sự đãi ngộ của chế độ đối với nhân tài không xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Thực trạng lương bổng của chuyên gia là giáo sư, phó giáo sư mỗi tháng nhận 14 triệu VND (khoảng 600 USD); các trường hợp khác còn lại nhận hơn 13 triệu. Tuy nhiên lương bổng chưa phải là vấn đề chính khiến người tài không trở về.

Hiện nay, 3 lãnh vực mà Việt Nam đang khao khát nhân tài từ bên ngoài về phục vụ là y tế, giáo dục và khoa học-công nghệ. Đó cũng là 3 lãnh vực mà cần thiết nhất trong chiến lược phát triển của bất cứ một nước nhỏ nào muốn bắt kịp đà tiến bộ của thế giới. Thế nhưng đó cũng là 3 lãnh vực mà Việt Nam tỏ ra bết bát nhất hiện nay, dù lúc nào các lãnh đạo đảng và nhà nước cũng lên gân để “nổ” vô tội vạ. “Thế giới có tứ giác kim cương thì Việt Nam có bát giác kim cương,” đó là lời của Nguyễn Xuân Phúc khi đi thăm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2020!

Sự thất bại của chính sách thu hút nhân tài nằm ở chỗ 3 lãnh vực mũi nhọn nêu trên, cũng là 3 công tác quan trọng đang nằm trong tay kiểm soát của đảng CSVN, theo đúng bài bản “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý.”

Y tế và giáo dục là nơi nuôi sống hàng triệu cán bộ, công chức của đảng ăn lương hàng tháng nhưng đa số “ngồi chơi xơi nước.” Bên cạnh đó chỉ một số nhỏ công chức có lương tâm đang phục vụ với đồng lương rẻ mạt. Cái đa số sáng cắp ô đi tối cắp về ấy vẫn tồn tại qua bao năm tháng, miễn là họ tuyệt đối trung thành với đảng là xong.

Từ tình trạng ấy, những ai có học vị cao và có chuyên môn từ nước ngoài không thể bước vào 2 lãnh vực y tế và giáo dục. Vì họ sẽ đụng đến quyền lợi của đám cán bộ đảng đang thao túng mọi ngóc ngách để trục lợi bất chính. Những người tâm huyết muốn phục vụ đất nước còn có thể bị thân bại danh liệt vì không a tòng theo ban giám đốc nhất là đảng ủy cơ quan, nơi thông qua những chính sách tệ hại nhất cho quyền lợi công cộng.

Trên thực tế các nhà khoa học, cá nhân có tài người Việt không muốn về Việt Nam làm việc vì hai lý do rất căn bản, ngoài yếu tố chính trị.

1/ Họ không nhìn thấy viễn kiến hay tầm nhìn của lãnh đạo CSVN về con đường phát triển của đất nước. Qua bao nhiêu thời kỳ sửa sai, đổi mới những người đứng đầu đảng và nhà nước Việt Nam cứ loay hoay với con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, mà càng đi lên càng mù mịt và không bao giờ tới đích. Và những mục tiêu phát triển mà đảng đưa ra chỉ mang tính cách khoa trương và đầy màu sắc tuyên truyền.

2/ Đảng đã cứng rắn thực hiện độc quyền kiểm soát mọi chính sách, quản lý nhân sự thông qua Bộ Chính Trị và Ban Tổ Chức Trung Ương; quản lý tài chánh, ngân sách như gia tài riêng của đảng thì đâu còn ai thiết tha đến sự cống hiến. Rất hiếm hoi khi có một thiểu số chuyên gia Việt Nam làm việc cho các tổ chức Liên Hiệp Quốc, được coi như một cách gián tiếp đóng góp nhưng ngoài sự ràng buộc của đảng.

Đó là câu trả lời về sự thất bại thảm hại cho cái gọi là “chính sách thu hút nhân tài!

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.