Thư ngỏ của các gia đình TNLT: Chữa bệnh là một phần của nhân quyền!

Ảnh: FB Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thư Ngỏ

Chữa bệnh là một phần của nhân quyền!

Chúng tôi, các gia đình Tù Nhân Lương Tâm ký tên dưới đây, vô cùng đau xót và phẫn uất trước sự qua đời của TNLT Đỗ Công Đương ngày 2/8/2022 trong lúc đang bị giam cầm tại Trại Giam Số 6 tỉnh Nghệ An.

Tù Nhân Lương Tâm Đỗ Công Đương là người tranh đấu chống lại bất công xã hội. Trước khi bị bắt vào năm 2018, ông là người khỏe mạnh. Khi phát hiện bị bệnh, gia đình đã nhiều lần yêu cầu trại giam để ông được khám bệnh nhưng phía trại giam đều từ chối. Chỉ đến lúc bệnh tình trở nên quá nặng, họ mới đưa ông vào bệnh viện nhưng ông không qua khỏi.

Đây không phải lần đầu tiên một TNLT qua đời trong khi bị giam cầm. Chẳng hạn như Thầy giáo Đinh Đăng Định, Thầy giáo Đào Quang Thực là những người yêu nước đầy lòng thương người cũng bị đày đọa đến chết trong nhà tù, không cho chữa bệnh. Và còn bao nhiêu trường hợp tương tự mà gia đình các TNLT không dám tiết lộ.

Dù đối với các tù nhân, các quyền con người của họ vẫn phải được tôn trọng bởi các chính phủ đã ký kết vào Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Đối với các TNLT, những người chấp nhận tù ngục vì quyền và nhân phẩm của người khác, nguyên tắc trên lại càng phải tuyệt đối tôn trọng.

Chúng tôi kêu gọi các tổ chức nhân quyền quốc tế, đại diện các chính phủ tự do hãy cùng chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền phải tôn trọng quyền con người của các TNLT Việt Nam: Được cung cấp nước sạch, thực phẩm an toàn và chăm sóc y tế kịp thời.

Nhà cầm quyền phải chịu mọi trách nhiệm về tình trạng thể chất của các TNLT vô tội. Họ phải được trả tự do về với gia đình.

Ngày 9 tháng 8 năm 2022

Đồng ký tên (theo thứ tự ABC)

1. Đỗ Thị Bé, vợ TNLT Hồ Đình Cương; trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
2. Huỳnh Ngọc Chênh, chồng TNLT Nguyễn Thuý Hạnh; bị giam tại Viện pháp y tâm thần trung ương
3. Nguyễn Thị Chương, vợ TNLT Trần Đức Thạch; trại giam số 5 Yên Định, Thanh Hóa
4. Nguyễn Nữ Long Duyên, vợ TNLT Lê Văn Phương; trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai
5. Đỗ Văn Hà, bố vợ TNLT Trịnh Bá Phương; trại giam số 1 Công an Tp. Hà Nội
6. Nguyễn Thị Hanh, mẹ TNLT Từ Công Nghĩa; trại giam Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu
7. Triệu Thị Hạnh, mẹ vợ TNLT Trịnh Bá Phương; trại giam số 1 Công an Tp. Hà Nội
8. Nghiêm Thị Hợp, vợ TNLT Trương Văn Dũng; trại giam số 1 Công an Tp. Hà Nội
9. Trịnh Bá Khiêm, chồng TNLT Cấn Thị Thêu; trại giam số 5 Thanh Hoá
và là bố TNLT Trịnh Bá Phương; trại giam số 1 Công an Tp. Hà Nội;
và là bố TNLT Trịnh Bá Tư; trại giam số 6 Nghệ An
10. Nguyễn Thị Lành, vợ TNLT Mục sư Nguyễn Trung Tôn; trại giam Gia Trung
11. Nguyễn Thị Lâm, em gái TNLT Nguyễn Quốc Hoàn; trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
12. Phạm Thị Lân, vợ TNLT Nguyễn Tường Thụy; trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương
13. Đỗ Lê Na, vợ TNLT Lê Trọng Hùng; trại giam số 6 Nghệ An
14. Huỳnh Thị Kim Nga, vợ TNLT Ngô Văn Dũng; trại giam An Phước
15. Trịnh Thị Nhung, vợ TNLT Bùi Văn Thuận; trại giam Công an tỉnh Thanh Hóa
16. Trần Thị Niêm, mẹ TNLT Lê Anh Hùng; trại tạm giam số 1 Công an Tp. Hà Nội
17. Nguyễn Thị Quý, vợ TNLT Lê Đình Lượng; trại giam Nam Hà, tỉnh Hà Nam
18. Bùi Thị Sen, vợ TNLT Huỳnh Minh Tâm; trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai
19. Trịnh Thị Thảo, con gái của TNLT Cấn Thị Thêu; trại giam số 5 Thanh Hóa
và là chị gái của TNLT Trịnh Bá Tư; trại giam số 6 Nghệ An;
và là em gái của TNLT Trịnh Bá Phương; trại giam số 1 Công an Tp. Hà Nội
20. Lê Thị Thập, vợ TNLT Lưu Văn Vịnh; trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai
21. Đỗ Thị Thu, vợ TNLT Trịnh Bá Phương; trại giam số 1 Công an Tp. Hà Nội
22. Trần Thị Thu Thủy, em họ của TNLT Huệ Như; trại giam số 5 Yên Định, Thanh Hóa
23. Nguyễn Thị Tình, vợ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh; trại giam số 5 Thanh Hóa
24. Nguyễn Thanh Trúc, vợ TNLT Trương Hữu Lộc; trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai
25. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, vợ chưa cưới của TNLT Đỗ Nam Trung; trại giam số 5 Thanh Hóa
26. Đinh Thị Xa, vợ TNLT Mục sư Đinh Diêm; trại giam số 6 Thanh Chương Nghệ An
27. Nguyễn Thị Xoan, con dâu TNLT Lê Đình Lượng; trại giam Nam Hà, tỉnh Hà Nam.

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một phụ nữ dùng điện thoại di động ở trung tâm thành phố Hanava, Cuba hôm 17/3/2024. Ảnh: Reuters/ Alexandre Meneghini

Biểu tình lớn tại miền Đông Cuba trong bối cảnh mất điện, thiếu lương thực

Hàng trăm người ở thành phố lớn thứ hai của Cuba, Santiago, đã tham gia vào một cuộc biểu tình công khai hiếm hoi vào Chủ nhật 17/3, theo các phương tiện truyền thông xã hội và báo cáo chính thức, khiến Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel phải lên tiếng kêu gọi đối thoại trong một “bầu không khí của sự yên tĩnh và hòa bình.”

Ảnh minh họa: Philip Cheung/ the New York Times

Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?

Với tổng giá trị cổ phiếu lên tới gần 2 nghìn tỷ USD, Nvidia hiện là công ty có giá trị lớn thứ ba ở Mỹ, chỉ sau Microsoft và Apple. Doanh thu của công ty trong quý gần đây nhất là 22 tỷ USD, tăng từ mức 6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các nhà phân tích đều kỳ vọng Nvidia, công ty kiểm soát hơn 95% thị trường chip AI chuyên dụng, sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt trong tương lai gần. Nhưng chính xác thì điều gì làm cho chip của họ thật đặc biệt?

Cử tri xếp hàng tại một điểm bỏ phiếu ở Moscow, Nga, vào Chủ nhật 17/03/2024. Ảnh: AP

Bầu cử tổng thống Nga: Cử tri được kêu gọi đi bỏ phiếu ồ ạt vào 12 giờ trưa nhưng không bầu Putin

Hôm nay 17/03/2024 là ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng trong kỳ bầu cử tổng thống Nga. Dưới sự trấn áp phe đối lập của điện Kremlin, dĩ nhiên Putin sẽ tái đắc cử tổng thống Nga. Dẫu vậy, để bày tỏ thái độ phản kháng chế độ, và để cho thấy phe đối lập vẫn tồn tại, các nhà đối lập kêu gọi cử tri ồ ạt đi bỏ phiếu lúc 12 giờ trưa nay, nhưng không bầu cho Putin.

Ảnh: FB tác giả (mượn báo Tiền Phong)

Văn hóa giữ nước và văn hóa tham nhũng

Cứ tới ngày 14/3 hàng năm, người Việt tưởng nhớ 64 cán bộ, chiến sĩ công binh hải quân Việt bị giết chết trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Gạc Ma chống lại quân Trung Quốc xâm lăng năm 1988. Ngày đó luôn có một cụ già lụm cụm bày bàn cúng trên bãi biển, hướng ra biển, vái mời anh linh 64 liệt sĩ Trường Sa về hưởng. Trong số 64 người đó, có một người là con của cụ. Và cụ coi tất cả là con của cụ, những người bỏ mình bảo vệ quê hương!

Thời gian gần đây, nghe người ta nói nhiều tới chấn hưng văn hóa. Con số gần 15 tỉ đô-la Mỹ (350 ngàn tỉ đồng) được đưa ra như một yêu cầu của sự chấn hưng!

Để chấn hưng văn hóa chống xâm lăng như cụ Hoàng Nhỏ thể hiện cần bao nhiêu tiền?