Thủ Tướng Phạm Minh Chính đã thấy… quan tài nhiều quá

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính hôm 29/8/2021 phải thú nhận thất bại với các biện pháp "chống dịch Covid như chống giặc" và "xác định sống chung lâu dài với dịch!" Ảnh chụp Youtube Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trước đây, trong dân gian thường truyền miệng nhau một câu nói khá độc đáo: “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ.” Ý của câu nói là con người ta khi lâm vào tình trạng chết chóc tuyệt vọng mới biết lắng nghe ý kiến đúng đắn của số đông. Đây cũng là lẽ thường tình đối với những con người không bao giờ thừa nhận là mình sai cho dù là cái chết đang đến trước mắt.

Qua ba đợt dịch 1, 2, 3 bùng phát từ tháng Ba, 2020 đến tháng Tư, 2021, phải nói là Việt Nam có phần nào thành công với chủ trương “chống dịch như chống giặc.” Vì lẽ trong thời gian đó, giặc không nhiều và không nguy hiểm như biến thể Delta bây giờ. Nhất là lúc đó người dân Việt Nam chưa lo sợ nhiều, còn tỉnh táo hợp tác với nhà cầm quyền.

Nhưng từ đợt lây nhiễm thứ tư của biến chủng Delta, Covid-19 đã tàn phá Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippines một cách khủng khiếp. Thế mà ông Vũ Đức Đam vào thành phố HCM vẫn tiếp tục coi dịch là giặc và chỉ đạo huy động mọi khu phố, mọi phường, mọi quận xung phong diệt giặc bằng biện pháp cách ly kiểu cũ. Tình thế mới với sự lây nhiễm nhanh chóng không làm thay đổi tư duy chống dịch của lãnh đạo cộng sản. Hết thất bại này bày ra thất bại khác, những người có trách nhiệm liên tục đưa ra các biện pháp chống dịch xoay như đèn cù.

Cuối cùng từ đầu tháng Năm đến đầu tháng Chín, giặc Delta đã tàn phá 62/63 tỉnh, thành phố của quốc gia. Con số người nhiễm bệnh đã lên tới hơn nửa triệu người, nhưng quan trọng hơn hết các ca tử vong đã vượt qua con số 13 ngàn, trong đó thành phố HCM chiếm một tỷ lệ lớn. Đây là tình trạng không thể chấp nhận nổi sau 3 tháng phong tỏa, đời sống người dân ngày càng khó khăn, xã hội chìm đắm trong bầu không khí khủng hoảng nặng nề.

Nếu cứ tiếp tục đà “chống dịch như chống giặc” như hiện nay thì con số tử vong sẽ còn tiếp tục tăng lên. Trong khi ấy lãnh đạo chính phủ và quan chức chống dịch Thành Hồ đang đặt hy vọng vào đợt “xét nghiệm diện rộng” để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng và khuyên nhân dân không nên hoang mang với những con số tăng cao.

Ngày 1 tháng Chín vừa qua, khi gặp các chuyên gia khoa học và y tế trong một buổi họp, ông Chính mới ngộ ra như một người vừa thấy quan tài. Và ông đã tuyên bố điều mà cách đó không lâu những chuyên gia này đã từng kêu gọi “không thể dùng biện pháp phong tỏa mãi.Nói cách khác là người dân phải sống chung với dịch, coi Covid-19 không phải là giặc để tiêu diệt như diệt địch ngoài chiến trường mà phải sống đồng hành với nó để dùng vaccine hóa giải sự lây nhiễm.

Như vậy Thủ Tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo đảng đã phải nhìn thấy 13 ngàn quan tài mới đổ lệ và ngộ ra sự thật. Quá đau thương cho những người qua đời vì sự u mê của những người nắm quyền lực tuyệt đối trong tay giữa thời kỳ cần đến những khối óc sáng suốt, có khả năng ứng phó với những tình huống có thể làm suy sụp đất nước.

Nhưng điều quan trọng là chủ trương, chính sách đúng có được áp dụng đúng hay không lại là chuyện khác. Ví như thủ đô Hà Nội vừa qua nhà cầm quyền đã buộc khoảng 1.300 người ở một khu phố thuộc phường Thanh Xuân Trung (Quận Thanh Xuân) đi cách ly ở một địa điểm khác hầu cô lập dịch bệnh. Đây là chuyện trống đánh xuôi kèn thổi ngược vì nó trái với lời kêu gọi sống chung với dịch của thủ tướng.

Và cũng trong tinh thần sống chung với dịch, khi đã không dùng hoặc nới lỏng biện pháp phong tỏa thì cũng nên chấm dứt chuyện lập thành tích báo cáo ghi điểm với cấp trên. Như Quận 7 và huyện Củ Chi của Thành Hồ vừa qua đã long trọng tổ chức lễ công bố đã kiểm soát thành công Covid-19 trong tiếng vỗ tay hào hứng của các quan chức.

Người dân không khỏi ngậm ngùi vì những thành công này nếu phần nào có thật cũng chỉ là hiện tượng tạm thời. Bởi vì sau đó dịch sẽ lây lan tiếp cho đến khi cả nước tiêm vaccine đầy đủ từ 70%-100% người dân để có miễn dịch cộng đồng.

Đừng vì thời hạn 15 tháng Chín mà không thấy quan tài.

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.