Thượng đỉnh Thụy Sĩ: Tổng Thống Joe Biden tái khẳng định quyền lợi nước Mỹ và nhân quyền

Phái đoàn Mỹ – Nga tại thượng đỉnh giữa hai nước, tổ chức tại Thụy Sĩ tháng 6/2021. Nguồn: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Be Switzerland,” thành ngữ chỉ thái độ trung lập, thân thiện nhằm ví với Thụy Sĩ, nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng Thống Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin vừa được tổ chức ngày 16/6. Tổng Thống Thụy Sĩ Guy Parmelin đã hiện diện để chào đón nồng nhiệt các cấp lãnh đạo của hai quốc gia, với lời chúc cho cuộc hội đàm có được nhiều kết quả.

Đây là cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của Tổng Thống Joe Biden với Putin và được thế giới rất chú ý vì nó phát đi tín hiệu về mối quan hệ song phương, cũng như tại châu Âu sẽ như thế nào. Mối quan hệ giữa hai cường quốc hạch tâm lớn nhất thế giới trong thời gian gần đây đã trở nên căng thẳng và xấu nhất trong nhiều năm qua, với những lời lẽ chỉ trích cứng rắn và thẳng thừng hơn từ tân Tổng Thống Biden đến Putin, khác xa so với vị tổng thống Mỹ tiền nhiệm. Tuy nhiên giới quan sát cũng nhận định rằng cuộc họp nhằm nêu lên những bất đồng và các giải pháp kỳ vọng, thay vì đạt đến những hứa hẹn hay cam kết đáng kể nào khác.

Phát biểu trước khi đến Geneva, Ngoại Trưởng Antony Blinken khẳng định, thái độ rõ ràng của Hoa Kỳ rằng, “Nếu Nga tiếp tục chọn sự liều lĩnh và hung hăng thì chúng tôi sẽ đáp trả mạnh mẽ như Tổng Thống Biden đã chứng minh.

Tuy nhiên, cuộc họp đã diễn ra trong nghi thức ngoại giao chuyên nghiệp, khi cả hai nguyên thủ đã tươi cười, chụp hình và bắt tay, trao đổi vài câu xã giao và Putin cũng đã cảm ơn TT Biden đã đến dự cuộc họp.

Cuộc hội đàm được tổ chức theo mô thức P+1, giữa hai nguyên thủ được hộ tống bởi hai ngoại trưởng, theo sau là cuộc họp P+5 sâu rộng hơn, có mặt thêm một số quan chức ngoại giao của hai quốc gia. Trong hai cuộc họp báo riêng rẽ theo sau, cả hai vị nguyên thủ đều cho biết, cuộc họp đã diễn ra trong không khí “xây dựng và tích cực,” không có thái độ hăm dọa hay thù địch nhau. Về điểm này, có thể thấy rằng Nga bản lãnh và chuyên nghiệp hơn Trung Cộng.

Một vài điểm đáng lưu ý trong cuộc họp báo theo sau cuộc hội đàm của Tổng Thống Joe Biden có thể điểm qua như sau.

Thứ nhất là TT Biden cho biết nghị trình của ông không nhằm chống lại Nga hay quốc gia nào khác mà vì nước Mỹ và để bảo vệ dân Mỹ, chống trả đại dịch, tái thiết kinh tế và xây dựng mối quan hệ quốc tế tốt đẹp hơn. Ông cũng cho biết, trong khi tìm kiếm những điểm chung trong mối quan hệ ổn định và không ngoài dự đoán, Hoa Kỳ sẽ trả đũa mạnh mẽ nếu Nga tiếp tục gây phương hại đến lợi ích Hoa Kỳ.

Thứ nhì là TT Biden đã tái khẳng định việc bảo vệ các giá trị dân chủ, bảo vệ những quyền tự do căn bản và phổ quát, đặc biệt là nhân quyền. Đó không phải là việc xen vào chuyện của Nga hay quốc gia khác mà vì đó là một phần di truyền (DNA) của Hoa Kỳ và vai trò cần thiết của một tổng thống Mỹ.

Điểm thứ ba là một quyết sách ngoại giao kinh nghiệm và chiến lược khi TT Biden cho rằng, Hoa Kỳ sẽ quyết định thực hiện hay không thực hiện những bước tiếp theo, sau khi thẩm định những tiến trình, hành động cùng sự hợp tác của Nga trong sáu tháng tới, thay vì kỳ vọng, chắc chắn điều gì.

Khi một ký giả hỏi rằng, liệu ông có gọi điện thoại cho Tập Cận Bình như những người bạn cũ để yêu cầu cho phép WHO được vào Hoa Lục điều tra nguồn cơn Covid-19, TT Biden đã lập tức chỉnh lại rằng, dù biết rõ về nhau nhưng ông không phải là “bạn cũ” của Tập Cận Bình mà chỉ thuần túy là công vụ. Điều này cũng cho thấy một thái độ rạch ròi của Tổng Thống Biden với Tập Cận Bình và Trung Cộng, quốc gia được một số chuyên gia dự đoán cũng sẽ có khả năng cho một cuộc họp thượng đỉnh song phương khác trong tương lai.

Một tiểu tiết khá thú vị được ghi nhận trong cuộc gặp gỡ này là TT Biden đã đến biệt thự Villa La Grande, nơi tổ chức cuộc họp sau Putin. Theo bản tin của VOA Anh ngữ, dù Putin đã đến khá đúng giờ, nhưng đây là sắp xếp chu đáo của các nhân viên Bạch Ốc nhằm ngừa sự tái diễn như TT Donald Trump đã bị Putin cho đợi đến 30 phút trong cuộc họp thượng đỉnh tại Helsinki vào năm 2018, dù trước đó Trump đã đến muộn khi đến họp với NATO hay yết kiến Nữ Hoàng Anh.

Khó có thể biết trước Putin sẽ hành xử thế nào trong thời gian sắp tới, nhưng chắc chắn những thái độ cao ngạo như vậy cho đến việc can dự vào nền dân chủ và an ninh quốc gia Hoa Kỳ của Nga ắt sẽ phải rất đắn đo hơn gấp bội phần so với trước kia.

Nhã Duy

Nguồn: Báo Tiếng Dân

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.