TNS Tom Umberg vinh danh các tổ chức và nhà lãnh đạo cộng đồng gốc Á

Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg cùng các nhà lãnh đạo cộng đồng tiêu biểu trong ngày trao giải thưởng “API Leadership Awards.” Ảnh: Văn Phòng Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg cung cấp
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

SACRAMENTO, California (NV) – Cuối tuần qua, Thượng Nghị Sĩ Thomas Umberg (Dân Chủ-Santa Ana) trao giải thưởng lãnh đạo API hằng năm lần thứ hai tại trung tâm Le-Jao Center ở trường đại học cộng đồng Coastline Community College, Westminster, để vinh danh các tổ chức và nhà lãnh đạo cộng đồng danh hiệu “2022 API Leadership Awards – Senate District 34.”

Theo Thượng Nghị Sĩ Umberg, California là tiểu bang đa dạng nhất trong cả nước. Người Mỹ gốc Á Châu chiếm khoảng 16% dân số của tiểu bang và tiếp tục nằm trong số các nhóm sắc tộc và chủng tộc phát triển nhanh nhất. Trên thực tế, California là nơi sinh sống của khoảng 1/3 dân số gốc Á Châu trên toàn quốc.

Như truyền thống hằng năm, để vinh danh Tháng Năm là Tháng Di Sản của Người Mỹ gốc Á Châu và đảo Thái Bình Dương, Thượng Nghị Sĩ Umberg đã nhận được hơn 50 đề cử từ khắp các thành phố thuộc Địa Hạt Thượng Viện 34 nhằm tôn vinh các tổ chức và cá nhân từ cộng đồng API [Asian Pacific Islander] đã có những đóng góp đáng kể cho địa phương của họ.

Cuối cùng, Thượng Nghị Sĩ Umberg chọn các tổ chức và nhà lãnh đạo cộng đồng để trao danh hiệu “2022 API Leadership Awards – Senate District 34” gồm:

1-Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ: Được nhạc sĩ Anh Bằng và nhạc sĩ/nha sĩ Cao Minh Hưng thành lập vào năm 2010, là một tổ chức bất vụ lợi với các thành viên từ khắp Hoa Kỳ và một số quốc gia khác. Câu lạc bộ có mục đích bảo tồn văn hóa Việt Nam và khuyến khích, phát huy những tài năng mới về âm nhạc, nghệ thuật và văn học, chẳng hạn chương trình Phát Triển Tài Năng Trẻ để dạy miễn phí tiếng Việt thông qua âm nhạc và khiêu vũ, đồng thời giáo dục các em về văn hóa và lịch sử Việt Nam.

2-Tổng Hội Sinh viên Việt Nam (UVSA): Là một tổ chức bất vụ lợi phi đảng phái, dựa vào cộng đồng và hướng đến thanh niên, được thành lập nhằm mang lại tiếng nói thống nhất cho giới trẻ và các nhà lãnh đạo chuyên nghiệp từ khắp Nam California. UVSA được thành lập vào năm 1982 như một phương tiện để cộng đồng người Việt hải ngoại tổ chức về mặt xã hội và chính trị.

3-Hãng Điện Lực Edison Nam California (Southern California Edison, SCE): Là một trong những nhà tài trợ doanh nghiệp đầu tiên của Liên Minh Cộng Đồng Cư Dân Á Châu Thái Bình Dương của Orange County và các tổ chức khác phục vụ AAPI bao gồm Hiệp Hội Văn Học Mỹ gốc Việt, Phòng Thương Mại Hàn Mỹ, UVSA, Viet Rainbow, và APIs Mobilize.

Trong thời kỳ cao điểm của đại dịch COVID-19, SCE’s Ascend Employee Resource Group đã tổ chức các buổi diễn đàn trực tuyến để nâng cao nhận thức và ngăn chặn tình trạng thù ghét người gốc Á.

4-Hội Cao Niên Á Mỹ (AASCA): Trong 31 năm qua, hội đã tổ chức hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống của Việt Nam. Hội tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm với hàng ngàn người tham dự và nhiều tiết mục truyền thống rất trang trọng.

5-Vietnamese League of Orange County (VLOC): Được người tị nạn chính trị Cộng Sản Việt Nam thành lập vào năm 1976, VLOC cung cấp các dịch vụ cho người tị nạn Việt Nam để họ có một cuộc sống mới suôn sẻ, thu hẹp khoảng cách văn hóa giữa người Việt Nam và các nhóm sắc tộc khác ở Orange County.

6-Paul Hoàng: Là người sáng lập và giám đốc điều hành Moving Forward Psychological Institute. Ông tích cực làm việc trong các lĩnh vực sức khỏe tâm thần, tâm linh, xây dựng và tổ chức cộng đồng, và phát triển/nâng cao nguồn lực trong gần 20 năm.

7-Christian Ngọc Huỳnh: Cô giáo Huỳnh Thị Ngọc là một trong những người sáng lập Trung Tâm Văn Hóa Hồng Bàng, nơi dạy tiếng Việt và hoạt động nhằm quảng bá và bảo tồn văn hóa Việt Nam cùng các giá trị truyền thống tại Hoa Kỳ.

8-Anthony Cao Minh Hưng: Ông thành lập Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, một tổ chức bất vụ lợi vào năm 2010, với mục đích bảo tồn văn hóa Việt Nam, khuyến khích và phát huy những tài năng mới trong âm nhạc, nghệ thuật và văn chương.

9-Niki Hoàng: Là giáo viên của Học Khu Ocean View trong 18 năm qua. Cô dạy đại số, hình học và toán 8 tại trường trung học Vista View Middle School. Cô để học sinh nỗ lực hết mình và giúp các em cân bằng, giảm bớt áp lực học tập.

10-Janice Bùi: Là giám đốc chương trình Vietnamese League of Orange County. Cô phụ trách việc cung cấp các dịch vụ cho những người ở Orange County bị khuyết tật về phát triển trí tuệ.

11-Lam Châu Nguyễn: Với tư cách là giám đốc điều hành Hội Cao Niên Á Mỹ, bà tổ chức hằng năm nhiều sự kiện từ thiện cộng đồng, trong đó có Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với hàng ngàn người tham dự và nhiều tiết mục truyền thống.

12-Jonathan Lee: Là giám đốc chương trình Trung Tâm SOS của Thuyền Nhân (BPSOS-CCA) ở Westminster, nơi anh hiện đang quản lý tất cả các chương trình từ giáo dục và sức khỏe tâm thần đến các dịch vụ nhập cư.

13-Lisa Kim: Là một chuyên gia trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, quy hoạch và xây dựng, Lisa Kim đã ghi nhiều dấu ấn tại Orange County sau khi đạt được thành công trong sự nghiệp phục vụ công cộng tại các thành phố Garden Grove, Orange, West Covina và Pomona. Cô giúp Garden Grove phát triển thương mại thành công, nỗ lực hồi sinh cộng đồng, các sáng kiến nhà ở giá cả phải chăng, tiếp cận người vô gia cư và các dự án giao thông tích cực để nâng cao phẩm chất cuộc sống lâu dài của cộng đồng.

14-Phong Thu Bùi: Cô Phong Thu công tác tại Trung Tâm Văn Hóa Hồng Bàng từ năm 1997, ban đầu là giáo viên cấp 2, sau đó là hiệu trưởng.

15-Khang Nguyễn: Là nhà phân tích hành vi được chứng nhận và hiện là giám đốc điều hành và người sáng lập Hearts of ABA, cung cấp dịch vụ điều trị chứng tự kỷ cho các cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng do rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

16-Linda Nguyễn: Là chuyên gia phân tích hành vi được chứng nhận, đã làm việc với các cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng do chứng tự kỷ trong hơn 15 năm. Bà thành lập Quỹ LOLA vào năm 2019 với sứ mệnh nâng cao cuộc sống của các cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng chứng tự kỷ.

17-Uyên Hoàng: Thuộc thế hệ thứ hai người Mỹ gốc Việt sống ở Garden Grove. Cô hiện là giám đốc điều hành Viet Rainbow of Orange County (VROC), một tổ chức hoạt động để xây dựng cộng đồng và kết nối các thế hệ.

18-Brandon Nguyễn: Hoạt động tích cực với Hội Sinh Viên Công Giáo Việt Nam.

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.