Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguyễn Phú Trọng qua đời vẫn đang là thông tin nóng hổi đối với tất cả những ai quan tâm và theo dõi chính trường Việt Nam.

Trọng qua đời mà chưa có một người kế nhiệm chính thức nào, dẫn đến một khoảng trống quyền lực, khiến cho cuộc tranh giành sẽ tiếp tục. Điều này sẽ dẫn đến những xáo trộn trong chính trường và xã hội Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Một vấn đề mà rất nhiều người quan tâm là ai sẽ là người kế nhiệm Trọng nắm giữ cái ghế tổng bí thư – chức vụ quyền lực nhất ở Việt Nam.

Cho đến nay, theo các chuyên gia bên ngoài, thấy rằng Tô Lâm là ứng viên sáng giá nhất và đang trên đà trở thành tổng bí thư. Điều này cũng có cơ sở. Tô Lâm đi lên từ tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 1, sau đó lên thứ trưởng Bộ Công an khi Trần Đại Quang nắm chức bộ trưởng Công an.

Sau khi Trần Đại Quang lên Chủ tịch nước thì Tô Lâm lên bộ trưởng Công an. Trần Đại Quang và Nguyễn Tấn Dũng có thể coi là một cặp bài trùng trong việc khuynh đảo chính trường, và đương nhiên là những trùm tham nhũng lớn nhất ở Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà ở Ninh Bình, quê hương của Trần Đại Quang, đã xuất hiện tập đoàn Xuân Thành, tập đoàn Xuân Trường, có doanh số hàng ngàn tỉ.

Tập đoàn Xuân Trường chính là chủ đầu tư của chùa Bái Đính và chùa Tràng An – những doanh nghiệp siêu lợi nhuận.[1] Đất đai của cái gọi là chùa Bái Đính và Tràng An này là do chính quyền cấp không, doanh nghiệp chỉ cần xây chùa, thuê sư tới có mặt, còn doanh nghiệp tổ chức thu tiền, nhưng không hề phải nộp thuế. Kinh doanh tâm linh kiểu đó, không giàu mới lạ. Không có sự bảo kê của họ Trần, làm gì doanh nghiệp Xuân Trường có thể tồn tại kiểu đó được.

Sau này, người đốt lò Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo lôi ra hàng loạt tướng tá ngành công an, kể cả tướng tá ngành tình báo, cho xộ khám, do liên quan vụ án Vũ nhôm. Trần Đại Quang thì đã chết, nên đương nhiên không thể chịu trách nhiệm, nhưng Thứ trưởng Tô Lâm thì cũng không bị liên quan gì, dù là thứ trưởng thường trực, điều đó mới lạ.

Sau đó Tô Lâm nổi danh với sự kiện bò dát vàng, mới là inh ỏi dư luận. Có một nhóm chuyên theo dõi Tô Lâm ở Hà Nội đã chuyển thông tin cho Hoàng Dũng (Con đường Việt Nam), sau có lấy tên trên Facebook là “Ông học giả.” Hoàng Dũng đã tung thông tin lên mạng xã hội. Clip đó viral kinh khủng trên mạng. Ông Trọng – người được cho là khắc tinh của tham nhũng đã phải nhắc khéo Tô Lâm bằng câu Kiều: “Nghĩ mình phương diện quốc gia. Quan trên trông xuống người ta trông vào.”[2]”

Ông Trọng không ưa Tô Lâm, nhưng không thể không dùng, vì Tô Lâm nắm trong tay sức mạnh bạo lực của an ninh, tình báo. Khi ông Trọng vất vả mới tước được cái ghế bộ trưởng Công an của Tô Lâm ngày 22/5/2024, nhưng Tô Lâm đã lật ngược thế cờ khi sử dụng chức vụ bí thư đảng ủy Công an Trung ương để áp đặt ghế bộ trưởng Công an cho Lương Tam Quang, cho dù Quang vẫn chưa vào được Bộ Chính trị.

Khi ông Trọng đã yếu sức khoẻ, Tô Lâm vẫn bảo trì được sức mạnh của mình khi vẫn được tham gia trong Ban Thường vụ đảng ủy Công an Trung ương,[3] tức là vẫn nắm thanh kiếm của Bộ Công an trong tay.

Thông tin về sức khoẻ ông Trọng chính thức được đưa ra ngày 19/7/2024, và cũng thông tin luôn việc Tô Lâm được nắm quyền “chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định.” Điều đó có nghĩa Tô Lâm tạm nắm “quyền tổng bí thư” trên thực tế, cho dù chức vụ này không có trong quy định.

Với việc nắm giữ việc điều hành thay tổng bí thư như vậy, có thể nói là Tô Lâm có lợi thế rất lớn để trở thành tổng bí thư, cùng với việc ông ta nắm Bộ Công an trong tay, có thể tiêu diệt bất cứ đối thủ nào, dưới chiêu bài chống tham nhũng.

Những tưởng rằng, cái chức tổng bí thư sắp tới như vậy là sẽ an bài về tay Tô Lâm. Nhiều người đã bàn tới chuyện Tô Lâm có thể sẽ trở thành tổng bí thư cho dù đại hội đảng 14 chưa diễn ra, hoặc ông ta sẽ nắm cả tổng bí thư lẫn chủ tịch nước như Tập Cận Bình của Trung Quốc.

Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy, con đường lên tổng bí thư của Tô Lâm chưa hoàn toàn suôn sẻ.

Thông thường, theo truyền thống ở Việt Nam, trong tang lễ của người như ông Trọng, ai là trưởng ban tang lễ thì cho thấy người đó sẽ là người có chức vụ cao nhất. Nhưng lạ một điều là tang lễ ông Trọng được phân chia là Ban lễ tang và Ban Tổ chức lễ tang.

Mặc dù Chương 2 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ban hành ngày 17/12/2012 có quy định về Ban lễ tang và Ban Tổ chức lễ tang. Theo đó, điều 7 của nghị định này có quy định:

“Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;

Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam hoặc chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại nghị định này;

Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một phó thủ tướng Chính phủ.”[4]

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban Lễ tang,[5] thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban Tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.[6]

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Nguyễn Công Bằng


Tham khảo:

[1] https://moj.gov.vn/phongtruyenthong/Pages/guong-sang-tu-phap.aspx?ItemID=110

[2] https://www.qdnd.vn/phong-chong-dien-bien-hoa-binh/giu-phuong-dien-quoc-gia-686506

[3] https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/bo-chinh-tri-phan-cong-chu-tich-nuoc-to-lam-tiep-tuc-tham-gia-ban-thuong-vu-dang-uy-cong-an-trung-uong-119240704094722736.htm

[4] https://laodongthudo.vn/nhung-quy-dinh-chi-tiet-ve-le-quoc-tang-173996.html

[5] https://baochinhphu.vn/danh-sach-ban-le-tang-dong-chi-nguyen-phu-trong-tong-bi-thu-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-cong-san-viet-nam-102240720182729874.htm

[6] https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/danh-sach-ban-to-chuc-le-tang-dong-chi-nguyen-phu-trong-119240720182357761.htm

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!