Tô Lâm và Nguyễn Phú Trọng thua te tua ở Quốc Hội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ lâu, lực lượng công an là chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại lâu dài của chế độ độc tài cộng sản. Đặc biệt là trong 4 năm vừa qua, bộ máy công an của Tô Lâm đã tung hoành ngang dọc, vừa làm luật vừa thi hành luật qua sự chỉ đạo bên trong của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Một quy luật bất thành văn trong mọi chế độc tài là muốn diệt những phe cánh khác mình, phải nắm bộ máy công an. Muốn thành công trong việc triệt hạ những phe Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Chi, Lê Thanh Hải qua chiến dịch “đốt lò,” ông Trọng không chỉ nắm chặt bộ máy công an mà còn phải xóa bỏ các sứ quân trong bộ máy công an.

Đầu tháng Tám, 2018 với danh nghĩa “tinh giản bộ máy,” Nguyễn Phú Trọng đã đập phá 6 tổng cục, đồng thời xoá gần 60 đơn vị cấp cục. Mục đích của ông Trọng là triệt hạ các sứ quân trong Bộ Công An để sắp xếp lại các con bài công an ở cấp trung ương vào tay mình và giao cho Tô Lâm kiểm soát.

Nhưng ông Trọng vẫn chưa an tâm, bởi chống tham nhũng chỉ là ngọn vì cái gốc chính là lòng dân không chấp nhận sự cai trị độc tài của một thiểu số lãnh đạo, cũng như hiểu rất rõ chiến dịch “đốt lò” của ông Trọng chỉ là đòn thanh trừng phe nhóm chứ không nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền. Nói cách khác, người dân nhìn thấy rõ Ngyuyễn Phú Trọng không thực tâm diệt tham nhũng vì quyền lợi đất nước mà chỉ “chống” tham nhũng để củng cố phe nhóm mình hầu tóm quyền lực và quyền lợi cho phe nhóm của ông Trọng mà thôi.

Sắp tới đây với tình trạng bệnh hoạn khó hồi phục, ông Trọng sẽ về hưu. Nhân vật được đồn đoán sẽ thay thế ông Trọng trong chức vụ tổng bí thư là ông Trần Quốc Vượng, người đang giữ ghế thường trực Ban Bí Thư. Nhưng tư thế lãnh đạo của ông Vượng còn quá yếu, nếu xảy ra những đột biến chính trị như vụ người dân rầm rộ nổi lên biểu tình khắp nơi chống Luật Đặc Khu như hồi năm 2018, đảng CSVN có thể đối diện tình trạng rối loạn. Như vậy làm sao giữ yên an ninh chính trị ở hạ tầng, trong lúc phải mở rộng giao thương kinh tế hiện nay?

Bài toán đặt ra cho ông Trọng và thành phần chóp bu trong Bộ Chính Trị là phải kiểm soát và nắm dân từ hạ tầng cơ sở. Điều đó cũng có nghĩa là các lực lượng trung thành với đảng lúc nào cũng sẵn sàng ra tay tiêu diệt mầm mống phản kháng chế độ ngay từ trong trứng nước.

Đó là lý do vừa qua Bộ Công An của Tô Lâm đã đệ nạp lên Quốc Hội Dự Luật “Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở” và do chính Tô Lâm trình bày. Dự luật này đề nghị gom ba lực lượng ở cơ sở chưa có quy chế rõ ràng là dân phòng, bảo vệ dân phố và công an xã bán chính thức (cũng gọi là bán chuyên trách) làm một. Hiện nay ba lực lượng này không có lương mà chỉ được phụ cấp khi có công tác.

Tô Lâm cho rằng nay đã đến lúc công an cần những người trong lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố ở địa phương làm công tác “chuyên trách” hơn. Đó là giúp công an chính quy để theo dõi, đối phó, kềm chế và bắt giữ những đối tượng khả nghi hay nguy hiểm cho chế độ. Vì một mình công an chính quy chừng 5, 7 người ở xã thì không thể hoạt động có hiệu quả. Thế nhưng theo tiết lộ của một đại biểu quốc hội, “bây giờ lực lượng công an của chúng ta quá đông; một tỉnh khoảng 3.000 đến 3.500 công an; tỉnh lớn có đến 4.000 công an chính quy…”

Theo tính toán của Bộ Công An, lực lượng an ninh, trật tự cơ sở mà Tô Lâm đề nghị có quân số 1 triệu 500 ngàn người, một con số rất lớn. Nói trắng ra đây là đám mà công an chính quy sẽ xử dụng chuyên đi rình mò, theo dõi đời sống cá nhân của từng gia đình người dân.

Toàn quốc hiện nay có 63 tỉnh, thành phố nếu mỗi tỉnh có trung bình từ 3.000 đến 4.000 công an, cộng với khoảng 300.000 công an đang phục vụ trong các ngành ở trung ương thì đảng có trong tay hơn nửa triệu công an đủ loại và được trang bị tối tân. Lực lượng này đã được chứng thực qua những vụ đàn áp tàn bạo như vụ án Đồng Tâm. Nhưng như thế có vẻ chưa đủ đối với Bộ Trưởng Tô Lâm.

Nay xây dựng thêm lực lượng an ninh, trật tự cơ sở nữa thì lực lượng “thanh kiếm và lá chắn sắc bén” để bảo vệ đảng là 2 triệu người. Tính ra cứ 100 người dân có hai công an canh giữ, sẵn sàng bắt giữ vì bất cứ lý do gì để triệt hạ mầm mống phản kháng chế độ. Đây là một con số quá khủng khiếp chỉ có ở các chế độ độc tài nhưng luôn rêu rao “vì dân phục vụ.”

Rất may là chiều ngày 17 tháng Mười Một, trên 60% đại biểu quốc hội đã biểu quyết bác bỏ dự luật này với lý do “chưa cần thiết.” Như vậy âm mưu đen tối của Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm muốn kiểm soát toàn diện và chặt chẽ người dân ở ngay hạ tầng đã bị thất bại. Trọng và Tô Lâm thua một cách đáng hổ thẹn với chiếc lưới sắt của mình định chụp lên đầu người dân Việt.

Vì sự sống còn của đám độc tài chuyên quyền này phải dựa vào sức mạnh của công an, nên chúng có thể tìm cách sửa đổi để đề nghị trở lại một ngày không xa. Nhưng lực lượng đàn áp càng đông, tất dẫn đến sức phản kháng của dân càng nhiều, càng mạnh, sẽ có ngày tức nước vỡ bờ và độc tài phải ra đi.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.