Toà Hình Sự Quốc Tế ra lệnh bắt giữ Tổng Thống Nga Putin về tội ác chiến tranh

Tòa Hình Sự Quốc Tế (ICC) ra trát tòa quốc tế bắt giữ Tổng thống Nga Putin về tội ác chiến tranh hôm 17/3/2023
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm Thứ Sáu, ngày 17 Tháng Ba, 2023, Tòa Hình Sự Quốc Tế (ICC – International Criminal Court) tại Den Haag đã ra trát tòa quốc tế bắt giữ Tổng Thống Nga Putin và bà Maria Alekseyevna Lvova-Belova, Uỷ Viên về Quyền Trẻ Em về tội ác chiến tranh.

Theo thông báo của Tòa ICC thì ông Putin và bà Maria Alekseyevna Lvova-Belova bị cáo buộc chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh trục xuất bất hợp pháp dân số (trẻ em) và di chuyển bất hợp pháp dân số (trẻ em) từ các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine sang Liên bang Nga (theo điều 8(2)(a)(vii) và 8( 2)(b)(viii) của Quy chế Rome). Phòng Điều Tra Sơ Khởi II đã xem xét, dựa trên đơn đề nghị của Cơ quan Công tố ngày 22 tháng Hai, 2023, rằng đã có đủ cơ sở hợp lý để tin rằng mỗi nghi phạm phải chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh là trục xuất trái phép dân cư và chuyển dân trái pháp luật khỏi các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine đến Liên bang Nga, gây thiệt hại cho trẻ em Ukraine.

Đây là lần thứ 2 một nhân vật lãnh đạo ngoài lục địa Phi Châu bị Tòa Hình Sự Quốc Tế ra trát tòa bắt giữ và là lần đầu tiên đối với một đương kim lãnh đạo của một siêu cường trên thế giới. Hiện đang có các cuộc điều tra của ICC nhằm vào 9 quốc gia Phi Châu và 27 trường hợp cá nhân bị trát tòa ra lệnh bắt giữ (1 về tội ác diệt chủng (genocide), 16 về tội ác chống lại nhân loại (crime against humanity), 19 về tội ác chiến tranh (war crimes)). Nhưng không có một cuộc điều tra nào nhằm vào công dân các quốc gia Tây Phương Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật hay Nga, Trung Cộng.

Vào năm 2000, ICC đã truy tố cựu Tổng Thống Serbia Slobodan Milosevic (chết trong tù 11/03/2006) và ra lệnh bắt giữ về tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng và tội ác chống nhân loại. Ngày 27/05/1999, ông Milosevic và 4 lãnh đạo cao cấp Serbia bị truy tố về các hành vi giết người, sách nhiễu, lưu đày thiểu số gốc Hồi Giáo tại Kosovo và Bosnia-Herzegovina. Bị bắt 01/04/2001 và chuyển cho Liên Hiệp Quốc bởi chính phủ Serbia.

Thẩm phán Piotr Hofmanski, Chủ tịch ICC cho biết trát tòa bắt giữ Putin sẽ có tác dụng “răn đe” trong bối cảnh Nga đang tiếp tục xâm lược Ukraine qua các biện pháp trừng phạt nhằm vào các cá nhân lãnh đạo Nga. Ông còn cho biết hiện có 123 quốc gia đã ký vào Quy chế Rome (Rome Statute), và công nhận thẩm quyền của Tòa ICC. Theo quy chế Rome, “Tất cả các quốc gia thành viên có nghĩa vụ pháp lý hợp tác đầy đủ với tòa án, điều đó có nghĩa là họ có nghĩa vụ thực hiện việc bắt giữ theo lệnh do toà án ban hành.”

Do đó một trong những tác động quan trọng nhất của lệnh bắt giữ, đó là một hình thức trừng phạt không di chuyển ra khỏi nước được. Và ngay cả đối với một quốc gia không ký vào Quy Chế Rome, nhưng đã ký một hiệp ước Tương Trợ Pháp Lý Hỗ Tương (Mutual Legal Assistance) với một quốc gia đã công nhận ICC, quốc gia không ký này có thể bị quốc gia ký kết yêu cầu bắt giữ và dẫn độ ông Putin, khi ông Putin hiện diện tại quốc gia này.

Xa hơn khi đã được liệt kê vào thành phần trách nhiệm tội ác chiến tranh, diệt chủng hay chống nhân loại, cá nhân đó sẽ nằm vào danh sách trừng phạt của các đạo luật Global Magnitsky hiện đã được thông qua tại Hoa Kỳ, Canada, Liên Âu, Anh, Estonia, Lithuania, Latvia, Úc (trong tương lai) với các biện pháp phong tỏa, niêm phong tài sản phi pháp của các thành phần này chôn dấu tại nước ngoài.

Hiện nay, người ta đang chờ phản ứng các nhà cầm quyền độc tài tại Trung Cộng, Việt Nam, Iran… Trong trường hợp CSVN lên án Tòa Hình Sự Quốc Tế về lệnh bắt giữ Putin, chúng ta cần thường xuyên nhắc nhở trên các diễn đàn quốc tế là CSVN không khác gì các đàn anh của họ như Nga, Trung Cộng. Đây là những nước thuộc loại “quốc gia du côn” (Rogue State), coi thường công pháp quốc tế, trấn áp, đe dọa các quốc gia khác nhỏ và yếu hơn họ nhiều. Và biện pháp răn đe hữu hiệu nhất là truy tố về các tội ác trách nhiệm các biện pháp vi phạm nhân quyền, tra tấn giết người quy mô, tước đoạt tài sản người khác, tham nhũng rộng lớn… nhằm vào các thành phần lãnh đạo như trát tòa ICC nhằm vào Putin.

Chắc chắn các lãnh đạo Trung Cộng, điển hình là Tập Cận Bình, CSVN như Nguyễn Phú Trọng sẽ phải suy nghĩ nhiều trước khi tiến hành các chính sách tội ác của họ.

Tội ác chiến tranh (war crimes): là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật chiến tranh. Trong Liên Hiệp Quốc, tội ác chiến tranh được xác định bởi các hiệp định quốc tế.

Tội ác diệt chủng (genocide): sát hại các thành viên một sắc dân, gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần cho các thành viên của một sắc dân, cố ý gây ra các điều kiện sống của sắc dân được tính toán để dẫn đến sự hủy diệt toàn bộ hoặc một phần về thể chất của một sắc dân, các biện pháp nhằm ngăn ngừa sinh đẻ của một sắc dân.

Tội ác chống nhân loại (crime against humanity): bao gồm các hành vi vô nhân đạo ảnh hưởng đến thể chất con người, cụ thể là ám sát, tiêu diệt, nô dịch, trục xuất, hãm hiếp, tra tấn. Thêm vào danh sách này là nạn phân biệt chủng tộc và cưỡng bức mất tích.

Nguyễn Ngọc Bảo

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.