Tội ác chưa bị trừng phạt

Vụ bộ xét nghiệm Covid-19 của công ty Việt Á gây phẫn nộ trong dư luận. Ảnh: FB Nguyễn Thông
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1.

Vụ “Việt Á kit test” đã cứa một nhát chí tử, phun máu vào đời sống xã hội nước ta. Dư luận phẫn nộ về những kẻ gây tội ác, chỉ có điều chưa chỉ ra căn nguyên, cội nguồn và kẻ cầm đầu. Thủ phạm giấu mặt còn ẩn khuất và chưa bị điểm mặt chỉ tên, chưa bị trừng phạt.

Báo chí và cộng đồng mạng xã hội đã nêu rõ nhiều chi tiết sửng sốt về Công ty Việt Á, chả hạn nhà xưởng chỉ có mươi mét vuông, trụ sở công ty xập xệ như nhà cấp 4 cấp 5, nhân công lèo tèo hơn chục người, máy móc phương tiện sản xuất không bằng đồ dùng nhà bếp… Có nghĩa là, chỉ nhìn bằng mắt thường cũng thấy sự lừa đảo dối trá. Vậy nhưng không biết bằng cách nào, ma quỷ âm binh nào đứng sau nó, mà chỉ trong thời gian rất ngắn chưa đầy năm, nó đã thu về món lợi khổng lồ 4.000 tỉ đồng.

Chỉ bán bộ dụng cụ y tế mà người ta gọi là kit test, nói đơn giản gồm mấy cái que, cái ống nhựa, chút dung dịch, chọc que vào mũi hoặc họng dân chúng để lấy mẫu thử, bỏ vào dung dịch trong ống, đưa vào máy xét nghiệm, một lúc sau ra kết quả có bị vi rút hay không, ta quen gọi là dương tính, âm tính. Dụng cụ ấy, sản xuất khi nào, ở đâu, bằng máy móc gì, sản lượng ra sao, v.v.., không ai biết. Nhưng nó đã thu về tiền tươi thóc thật, hàng nghìn tỉ đồng trong thời gian ngắn.

Dân chúng không phải không có lý khi bày tỏ sự phẫn nộ của mình. Họ thừa biết đây là cuộc đại lừa đảo trắng trợn có sự toa rập ăn chia của cả hệ thống từ trên xuống dưới. Một thằng doanh nhân vô danh tiểu tốt, ừ, cứ cho là nó có tài gỉ gì gì đó, xuất sắc mấy đi chăng nữa, thì cũng không thể tự mình lũng đoạn xã hội, chi phối đời sống cộng đồng cả nước một cách tràn lan, cụ thể, kéo dài trên phạm vi quốc gia như vậy được. Nó phải có bè lũ, có hệ thống đội ngũ “trước thầy sau tớ lao xao.” Nó chỉ là đứa chường mặt ra thu tiền, còn những kẻ trong màn trướng mới đích thị thủ phạm.

Cơ quan pháp luật cứ việc điều tra, tìm hiểu chuyện nó đã bán kit test gian dối như thế nào, bán cho ai, hối lộ bao nhiêu, những kẻ nào đã nhúng chàm tiền bạc… Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng tội ác. Phần chìm mới quan trọng, không chỉ liên quan tới Học viện Quân y, tới Bộ Y tế, Bộ Khoa học – Công nghệ, tới đám cầm đầu CDC các tỉnh thành, mà chắc chắn còn cao hơn, ghê gớm hơn, từ những kẻ đã quyết định chính sách, đường lối, biện pháp chống dịch. Không có đám “ma” ấy, còn khuya thằng Việt Á mới dám diễn trò. Còn để chúng giấu mặt, an toàn nơi màn trướng, thì không tòi ra Việt Á này, sẽ nảy nòi Việt Á khác.

Đừng nghĩ đơn giản vụ Việt Á chỉ là gian dối. Nó nhập lậu hàng kit test giá rẻ (mà dư luận khẳng định của T.àu) về rồi “Việt hóa” đem bán với giá cao mấy chục lần, nó móc nối, làm ăn, thậm chí mua chuộc, với Học viện Quân y do một ông trung tướng đứng đầu, với Bộ Y tế và Bộ Khoa học – Công nghệ do hai ông ủy viên trung ương đảng cầm đầu, lợi dụng thiên tai địch họa, bày trò độc ác trên sinh mạng dân chúng… đã là chuyện phải làm rõ. Ngoài ra từ vụ này cần phanh phui nhiều vấn đề cực kỳ hệ trọng, ghê gớm. Vụ Việt Á phát lộ, cũng chẳng khác gì “tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ,” phơi bày nhiều thứ.

2.

Có dịch bệnh thì phải chống dịch. Nó là thứ thiên tai địch họa, muốn tránh cũng chả được. Phòng chống ngăn ngừa dịch là chủ trương lớn của nhà nước, của cả hệ thống từ trung ương tới địa phương. Những chỉ đạo của chính phủ và các bộ, nhất là từ những người cầm đầu như thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng… được xem như pháp lệnh, khi đã ban ra dân chúng nhất nhất phải thực hiện. Vấn đề đáng nói là chủ trương như thế nào.

Đã từng diễn ra cảnh dở khóc dở cười khi chính phủ đẻ hết chỉ thị này tới chỉ thị khác, theo đầu óc chủ quan, tư duy mệnh lệnh, tạo nên kiểu ngăn sông cấm chợ mới. Chẳng hạn cấm dân ra đường từ 6 giờ chiều tới 6 giờ sáng không khác chi thiết quân luật; lập tràn lan các trạm xét hỏi đòi đủ thứ giấy tờ, gây ra đủ thứ phiền hà; cấm tuyệt đối cả những nhu cầu tối thiểu của con người, nên mới có chuyện dở khóc dở cười coi bánh mì không phải là lương thực, sữa không phải hàng hóa. Chống dịch nhẽ ra phải bằng tư duy và biện pháp khoa học, bằng chuyên môn, thì người ta lại dựa vào chính trị, vào thứ thói quen chính trị cổ hủ từng tồn tại quá lâu ở xứ này. Ví dụ việc tiêm vắc xin cho người dưới 18 tuổi, nhất là cho trẻ em, cũng phải chờ bộ chính trị duyệt. Nếu chỉ là chuyện khôi hài đã đi một nhẽ. Đằng này cười ra nước mắt.

Vụ kit test Việt Á bị phanh phui liên quan tới nhiều vấn đề. Nó lừa đảo, gian dối, trục lợi chính sách, câu kết với kẻ xấu trong bộ máy cai trị để kiếm tiền trên nỗi đau của dân chúng. Lợi dụng thiên tai địch họa để bóc lột, tội ấy chỉ có cách duy nhất lôi ra bắn. Nhưng những kẻ tạo điều kiện cho nó cũng không thể vô can. Trong đám “can phạm” có cả những kẻ làm chính sách, ép dân phải thực hiện chính sách. Sản phẩm dùng cho việc ngoáy mũi, xét nghiệm của Việt Á sẽ chỉ là cọng rác nếu không có chính sách ép dân ngoáy mũi tràn lan, cực kỳ phiền hà, kém hiệu quả, gây bao nhiêu tốn kém và bất bình.

Bà Hoàng Thị Phương Lan, 38 tuổi, tỉnh Bình Dương, bị chính quyền phá khóa cửa, xông vào nhà cưỡng chế “ngoáy mũi” xét nghiệm COVID-19 ngày 28/9/2021. Ảnh: Facebook Nguyễn Thông
Bà Hoàng Thị Phương Lan, 38 tuổi, tỉnh Bình Dương, bị chính quyền phá khóa cửa, xông vào nhà cưỡng chế “ngoáy mũi” xét nghiệm COVID-19 ngày 28/9/2021. Ảnh: Facebook Nguyễn Thông

Đã đến lúc phải nghiêm túc xem lại những gì đã làm và đang làm, nhất là xét nghiệm. Suốt bao nhiêu tháng, việc tét (test) mũi tràn lan dưới danh nghĩa phòng chống dịch diễn ra trên cả nước khiến cuộc sống chao đảo, tốn công tốn của không biết bao nhiêu mà kể. Nó phơi bày những tiềm năng thế mạnh xấu xa trong bộ máy cai trị, mà vụ cô gái bị cưỡng chế ngoáy mũi ở TP. Dĩ An tỉnh Bình Dương là ví dụ rõ nhất. Hà chính mãnh ư hổ (chính sách hà khắc như con cọp dữ). Con người khi thành nạn nhân của chính sách vô lý và tàn bạo, không khác gì con vật. Nói thẳng, từ trung ương xuống địa phương, từ ông thủ tướng tới tay dân phòng lính lệ đều phải chịu trách nhiệm về chuyện test đại trà lợi ít hại nhiều làm khổ dân này.

Cần chấm dứt ngay trò test mũi tràn lan rất tốn kém tiền bạc của dân và công quỹ nhà nước (thực ra cũng là tiền do dân đóng góp). Phòng ngừa dịch chưa biết thế nào, dân có tránh được dịch không, chỉ thấy làm giàu cho đám cá mập. Chả hạn, người đi máy bay, đã tiêm đủ 2 – 3 mũi vắc xin, đã khai báo y tế đầy đủ, không xuất phát từ vùng dịch cam đỏ, mà vẫn bị đè ra test là điều cực kỳ vô lý. Nhiều khi chi phí ngoáy mũi xét nghiệm ngang giá vé bay. Tiền dân một nắng hai sương làm ra không phải để chúng bay tùy tiện đặt ra chính sách vớ vẩn rồi bắt dân nộp vào. Thằng Việt Á nói cho cùng chỉ là kẻ đại diện thu tiền. Đó không phải là phòng dịch, mà là ăn cướp.

(còn tiếp)

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.