Tổng Thống George W. Bush Gặp Gỡ Bốn Nhân Vật Trong Cộng Đồng Việt-Mỹ Tại Hoa Kỳ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Trích Vietnam Review, Nguyễn Quốc Khải, 29.05.2007)

JPEG - 51.3 kb
Ông Đỗ Hoàng Điềm.

Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Việt-Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân), một trong bốn nhân vật của cộng đồng Việt-Mỹ, họp với Tổng Thống George W. Bush vào chiều hôm nay, thứ Ba, 29.05.2007 tại văn phòng Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Tòa Bạch Cung.

Theo những nguồn tin thông thạo, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đã thu xếp trong khoảng thời gian cấp tốc 10 ngày một cuộc gặp gỡ của Tổng Thống George W. Bush với bốn nhân vật tiêu biểu trong cộng đồng Việt-Nam tại Hoa-Kỳ vào chiều nay, thứ Ba, 29.05.2007 tại Tòa Nhà Trắng, thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Đây là lần đầu tiên một Tổng Thống Mỹ sẽ họp chính thức với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, kể từ khi làn sóng người Việt đặt chân đến định cư tại đất tự do này 32 năm về trước, sau khi quân đội Cộng Sản Bắc Việt tràn vào Saigon vào ngày 30/4/1975. Trước khi họp với Tổng Thống Bush trong vòng 45 phút, phái đoàn bốn người sẽ được ông Elliott Abraham, Phụ Tá Cố Vấn An Ninh đặc trách chiến Lược Toàn Cầu, tiếp đón tại văn phòng Hội Đồng An Ninh Quốc Gia trong khoảng 2:00 PM – 3:30 PM.

JPEG - 60.8 kb
BS Nguyễn Quốc Quân.

Những người được mời gặp Tổng Thống George W. Bush gồm có ông Đỗ Thành Công, Đảng Dân Chủ Nhân Dân, ông Đỗ Hoàng Điềm, Việt-Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, ông Lê Minh Nguyên, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt-Nam, và BS Nguyễn Quốc Quân, Phong Trào Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản. Ngoài ra, RFA sáng nay còn cho biết là Tổng Thống Bush sẽ điện đàm trực tiếp với một nhà dân chủ ở trong nước. Vietnam Review chưa tiện tiết lộ danh tính của nhân vật này. Mục đích của buổi họp này là để Tổng Thống Bush tìm hiểu về phong trào dân chủ ở Việt-Nam và làm thế nào để yểm trợ những cố gắng phát triển phong trào này, đặc biệt là Khối 8406 và Liên Minh Dân Chủ và Nhân Quyền Việt-Nam, bằng cách thu nhận những ý kiến trực tiếp từ những người vận động cho nhân quyền và dân chủ tại Hoa-Kỳ.

JPEG - 43.3 kb
Ông Đỗ Thành Công.

Buổi họp diễn ra trong một bối cảnh hết sức đặc biệt. Theo những nguồn tin của những giới thông thạo về Việt-Nam, Chủ Tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt-Nam Nguyễn Minh Triết dự trù viếng thăm Hoa-Kỳ vào cuối tháng Sáu sắp tới. Nhưng cho đến nay chỉ còn hơn ba tuần nữa Bộ Ngoại Giao, kể cả Tòa Đại Sứ Hoa-Kỳ tại Hà-Nội, vẫn chưa ra thông báo chính thức nào về chuyến công du của ông Nguyễn Minh Triết để đáp lễ Tổng Thống Bush viếng thăm Việt-Nam vào tháng 11 năm ngoái, nhân dịp Việt-Nam tổ chức Hội Nghị APEC.

Điểm đáng chú ý là trong vài tháng qua, chính quyền Hà-nội đã thẳng tay bắt giam hơn một chục nhà đấu tranh ôn hòa cho dân chủ, nhân quyền, và quyền lao động tại Việt-Nam bao gồm LM Nguyễn Văn Lý, LS Lê Thị Công Nhân, LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Quốc Quân, và ông Nguyễn Tấn Hoành, sau khi Hà Nội đã đạt được mục tiêu là quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (permanent normal trade relations – PNTR) và gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization – WTO). Kể từ nay, Hà Nội không phải lo ngại hàng năm bị Quốc Hội mổ xẻ công khai tình trạng nhân quyền và chính sách di trú của Việt-Nam chiếu theo Tu Chánh Án Jackson – Vanik của Luật Thương Mại Hoa-Kỳ 1974.

JPEG - 64.9 kb

Hình ảnh LM Lý bị bịt miệng không cho nói trước toà vào tháng 3 vừa qua đã làm xúc động chính giới Hoa-Kỳ, Hành Pháp cũng như Lập Pháp. Những vụ đàn áp này làm nhiều thành viên của Quốc Hội Hoa-Kỳ phải lên tiếng phản đối như DB Chris Smith (CH, NJ), DB Frank Wolf (CH, VA). Đặc biệt là DB Earl Blumenauer (DC, OR) vài ngày trước đây đã từ chức Chủ Tịch US-VN Caucus, một nhóm hỗ trợ Hà-Nội về mặt thương mại và chính trị, để phản đối cuộc đàn áp của Hà-Nội trong khi ông mong đợi Việt-Nam tiếp tục cởi mở hơn về mặt chính trị như trong năm 2006.

Theo chương trình dự trù, một số báo chí được mời để chụp hình trước khi có cuộc trao đổi giữa Tổng Thống George W. Bush với bốn nhà hoạt động. Người ta chưa biết rõ dấu hiệu của Tòa Nhà Trắng muốn truyền đạt cho dư luận Hoa-Kỳ, Việt-Nam và quốc tế trong việc Tổng Thống George W. Bush gặp gỡ một vài nhân vật trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Khi Tổng Thống Bush đến Việt-Nam ông không hề tuyên bố công khai một điều gì về nhân quyền và dân chủ. Ông Bush cũng không gặp gỡ bất cứ một người bất đồng chính kiến với Đảng CSVN đang cầm quyền. Một việc làm tượng trưng duy nhất trong thời gian ông Bush ở Việt-Nam là đến dự lễ tại Nhà Thờ Cửa Bắc ở Hà Nội.

Cuộc gặp gỡ này mang ý nghĩa gì? Phải chăng chính phủ Hoa-Kỳ thay đổi chính sách ngoại giao với Việt-Nam và công khai ủng hộ phong trào dân chủ đang vươn lên ở Việt-Nam hoặc giả Tổng Thống gặp gỡ người Mỹ gốc Việt trước khi ông Chủ Tịch Triết sang Mỹ chỉ là một chiến thuật để lấy lòng cử tri gốc Việt và mặc cả với Hà Nội? Trong mọi tình huống, cuộc gặp gỡ này có lợi cho người Việt hải ngoại và những nhà tranh đấu ở quốc nội.

Mặc dù Việt-Nam không còn quan trọng với Hoa-Kỳ nữa, nhưng Hoa-Kỳ hiểu rằng Trung Quốc là một nước cần lưu tâm. Việt-Nam lại là một nước láng giềng của Trung Quốc và có một lịch sử lâu dài chống ngoại xâm từ phương Bắc. Người ta được biết ông Nguyễn Minh Triết vừa thăm viếng Bắc Kinh vào giữa tháng Năm vừa qua.

Sau hơn ba chục năm chính giới Hoa-Kỳ xem ra bắt đầu mất kiên nhẫn với Hà-Nội, đồng thời xem ra kỳ vọng nhiều hơn vào cộng đồng người Việt ở Mỹ. Ba điều căn bản phái đoàn người Mỹ gốc Việt đệ trình Tổng Thống Bush là (1) Cho Việt-Nam vào lại danh sách CPC (country of particular concern); (2) Đòi hỏi Hà Nội trả tự do cho các tù nhân chính trị và tôn giáo, đặc biệt là năm người sau đây: Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình, LS Lê Quốc Quân, LM Nguyễn Văn Lý, LS Lê Thị Công Nhân, và LS Nguyễn Văn Đài; (3) Đòi quyền tự do báo chí và lập hội.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.