Trao Lá Thư Chung của hơn 80 Đoàn Thể, Cộng Đồng về Biển Đông cho Bộ Ngoại Giao Nhật Bản

Phái đoàn đại diện 80 đoàn thể, cộng đồng trao Lá Thư Chung về Biển Đông cho Bộ Ngoại Giao Nhật. Từ trái: Hoàng Dung (đại diện Việt Tân), GS Kojima Takayuki (đại diện Hội Nghiên Cứu các Vấn Đề Biển Đông Nhật Bản), ông Nguyễn Quốc (Phát ngôn nhân Phong Trào Antichicom) và ông Nguyễn Tuấn (đại diện Hiệp Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản). Ảnh chụp trước Bộ Ngoại Giao Nhật Bản, 24/8/2020.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tokyo – 24/8/2020 –  Một phái đoàn gồm đại diện 4 đoàn thể tại Nhật Bản đã gặp đại diện Bộ Ngoại Giao Nhật Bản vào lúc 1 giờ 30 chiều ngày 24 tháng Tám, để trao Lá Thư Chung của hơn 80 đoàn thể, cộng đồng người Việt trên toàn thế giới, gửi đến Bộ Ngoại Giao Nhật Bản, Anh Quốc và Ấn Độ yêu cầu lên tiếng bác bỏ các yêu sách phi pháp của Trung Cộng trên Biển Đông như chính quyền Hoa Kỳ và Úc Châu đã lên tiếng vào tháng Bảy vừa qua.

Phái đoàn gồm có chị Hoàng Dung, đại diện Đảng Việt Tân tại Nhật Bản; ông Nguyễn Quốc, phát ngôn nhân Phong Trào Antichicom, Giáo Sư Kojima Takayuki, đại diện Hội Nghiên Cứu các Vấn Đề Biển Đông Nhật Bản; ông Nguyễn Tuấn, đại diện Hiệp Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản. Đại diện Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đón tiếp phái đoàn là ông Yamamoto Modo, Tham Sự Vụ đặc trách về chính sách thuộc Cục Á Châu, Bộ Ngoại Giao Nhật Bản. Buổi gặp gỡ đã diễn ra tại phòng khánh tiết của Bộ.

Sau phần giới thiệu, Giáo Sư Kojima Takayuki, thay mặt phái đoàn cảm ơn Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đã nhanh chóng sắp xếp để có cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong vài ngày chuẩn bị, cho thấy là chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến tình hình Biển Đông nói riêng và những căng thẳng ở Á Châu Thái Bình Dương nói chung.

Kế đó, ông Nguyễn Tuấn, thay mặt 80 Đoàn Thể, Cộng Đồng trao Lá Thư Chung đến ông Yamamoto Modo. Ông Nguyễn Tuấn nhấn mạnh rằng người Việt Nam ở trong và ngoài nước đánh giá rằng nếu Nhật Bản, Ấn Độ và Anh Quốc kết hợp với Hoa Kỳ và Úc Châu lên tiếng mạnh mẽ về Biển Đông, chắc chắn sẽ không chỉ tác động lên nhiều quốc gia khác quan tâm vào việc chống lại sự hung hăng và xâm lấn của Trung Quốc, mà còn hỗ trợ trực tiếp lên tinh thần và tư thế các quốc gia Đông Nam Á để đối đầu với sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Chị Hoàng Dung, bày tỏ sự tri ân của cộng đồng người Việt khắp nơi về việc chính phủ Nhật Bản đã nhiều lần lên tiếng phê phán các hành vi xâm phạm lãnh hải Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Cộng. Theo chị Hoàng Dung, tiếng nói của Nhật Bản không những ảnh hưởng trong khu vực mà còn có những tác động lớn đến các quốc gia tự do dân chủ trên thế giới trong một liên minh chống lại các hành động bá quyền của Trung Cộng hiện nay, để tái lập nền móng cho một vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương tự do, cởi mở và an toàn.

Sau khi tiếp nhận Lá Thư Chung và lắng nghe ý kiến của phái đoàn, đại diện Bộ Ngoại Giao, ông Yamamoto Modo đã nói lời cảm ơn đến phái đoàn và nhất là nhờ phái đoàn chuyển lời cảm kích của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đến các Đoàn Thể, Cộng Đồng đã đứng tên trong Lá Thư Chung.

Ông Yamamoto nói rằng, Nhật Bản là một quốc gia ở Á Châu do đó không thể làm ngơ trước những đe dọa đối với nền hòa bình chung trong khu vực. Chính phủ và Bộ Ngoại Giao Nhật Bản rất quan tâm đến những bất ổn ở Biển Đông và đang làm việc với lãnh đạo Khối ASEAN để có thể đưa nội dung liên quan đến Biển Đông vào tuyên bố chung trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào cuối năm nay, vì thế mà Lá Thư Chung của các đoàn thể người Việt Nam đã đến đúng lúc.

Sau cùng, ông Yamamoto nói rằng Biển Đông là một vấn đề phức tạp, đang được chính phủ Nhật Bản xem xét cẩn thận để cân nhắc lợi ích kinh tế giữa các quốc gia liên quan trên căn bản tôn trọng chủ quyền và Công Ước Quốc tế về Luật Biển 1982.

Buổi gặp gỡ kéo dài non một tiếng đồng hồ, trước khi kết thúc, chị Hoàng Dung, đại diện Đảng Việt Tân, là tổ chức đứng ra liên lạc và chuẩn bị cuộc gặp gỡ với Bộ Ngoại Giao Nhật, đã ngỏ lời cảm ơn ông Yamamoto Modo và mong rằng sẽ có những buổi tiếp xúc khác trong tương lai để góp phần giúp cho chính phủ Nhật Bản xây dựng một đường lối ngoại giao tương xứng với tầm vóc của một cường quốc kinh tế tự do dân chủ.

Ngô Hạ An tường trình từ Tokyo

Lá Thư Chung của hơn 80 Đoàn Thể, Cộng Đồng về Biển Đông: https://www.facebook.com/viettan/posts/10160564384875620

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.