Trịnh Văn Quyết: “con ngựa thành Troy”?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thương vụ FLC đặt mua một lúc tới 20 chiếc Boeing Dreamliner 787 với tổng giá trị 5,6 tỷ USD cho một hãng hàng không vẫn còn ở trên giấy là Bamboo Airline được tờ Washington Post đánh giá là “tự tin đến kiêu ngạo” và “đầy bất thường và rủi ro”. Không một hãng bay startup, chưa từng bay thử, lại mua bán một số lượng lớn những “con khủng long” như Dreamliner 787 (20 chiếc) và A321 Neo của Airbus (24 chiếc) như thế.

Không hề giấu giếm tham vọng, ông chủ của FLC Trịnh Văn Quyết chắc chắn 99% Bamboo Airline sẽ cất cánh cuối năm 2018 và trong kế hoạch kinh doanh, sẽ trang bị hơn 100 máy bay cho hãng của mình. Giới phân tích tài chính quốc tế đánh giá dự án này hoàn toàn bỏ qua bước xây dựng kế hoạch tài chính ban đầu. Nó giống như mấy cô cậu thiếu gia, con cái nhà quan chức Cộng sản đi shopping hàng hiệu ở bên xứ Mỹ vậy. Sự kiện này, khỏi phải nói, làm cho kể cả những đại gia hàng không trên thế giới phải đặt câu hỏi: FLC là ai? Lấy đâu ra tiền để mua sắm như vậy?

Ở góc độ kinh doanh, thật khó có thể chen chân trong thị trường bay Việt Nam khi đã có ba hãng bay là VietNam Airline, Jetstar Pacific, Vietjet Air, chia nhau các phân khúc thị trường. Thậm chí, những nghi vấn về một cuộc PR cũng rộ lên. Tuy vậy, có thể khẳng định, thương vụ với Airbus và Boeing, với sự chứng kiến của những cấp lãnh đạo cao nhất của thể chế cộng sản là Nguyễn Phú Trọng trong chuyến công du Pháp vào cuối tháng 3/2018 và Vương Đình Huệ trong chuyến đi Mỹ vừa qua, Trịnh Văn Quyết không ném tiền qua cửa sổ khi bỏ tiền bao thầu toàn bộ hai chuyến công du của những chóp bu chế độ để đi làm mấy chiêu trò quảng cáo.

Là một đại gia ở ngành Bất động sản cao cấp với mức độ tăng trưởng về tài sản và giá trị cổ phiếu nhanh nhất trong tất cả các đại gia ở Việt Nam, Trịnh Văn Quyết – 43 tuổi, bỗng chốc trở thành một “bố già” đáng gờm. Phải chăng Trịnh Văn Quyết là sự kết hợp hoàn hảo giữa các nhóm lợi ích trong giới quan chức cao cấp chính quyền, đảng, công an, quân đội, doanh nghiệp nhà nước trong việc khai thác triệt để sự nhập nhằng giữa pháp luật trong quản lý tài nguyên đất đai và tệ nạn tham nhũng thâm căn của thể chế.

Sự phát triển và xuất thế một cách đột ngột của một doanh nghiệp tư nhân không hề có nền tảng hay xuất phát điểm đáng chú ý trước đó, rõ ràng là một sản phẩm của nền kinh tế “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đó là nơi mà không có chỗ cho những thế lực kinh tế nằm ngoài vòng kiểm soát của đảng, đương nhiên ẩn giấu nhiều điều bí mật ghê gớm.

Thực ra, chẳng phải chỉ riêng FLC của Trịnh Văn Quyết, mà những cái tên như SunGroup của Lê Viết Lam, VinGroup của Phạm Nhật Vượng cũng đều có những bước phát triển thần thánh theo những kịch bản “chiến lược” tương tự nhau. Những “bố già” khi mới chỉ ở độ tuổi U40-50 này, là sản phẩm đặc thù của một nền kinh tế “định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Họ là những doanh nhân kết hợp nhuần nhuyễn những luật ngầm, nắm giữ những mối quan hệ quyền lực có khả năng tạo ảnh hưởng đến chính sách quốc gia và địa phương, nhằm đạt được lợi ích từ việc độc quyền nguồn tài nguyên của đất nước. Ở chiều ngược lại, những quan chức CSVN, thế hệ sau “triều đại Nguyễn Tấn Dũng”, cũng cần đến những nhân tố mới có khả năng tạo nên động lực và khả năng kinh tài cho phe cánh của mình.

Nền kinh tế thân hữu, phe cánh này là giai đoạn đầu của thứ chủ nghĩa tư bản hoang dã, sẽ nhanh chóng xâu xé hết tài nguyên quốc gia, đào sâu khoảng cách giàu nghèo khủng khiếp và phớt lờ những điều kiện an sinh xã hội tối thiểu cho đại đa số người dân. Có thể thấy, tất cả các khuôn mặt tỷ phú USD của Việt Nam đều có liên quan đến đất đai. Nguồn tài sản khổng lồ được tạo ra từ việc thu hồi đất đai rẻ mạt của người dân, qui hoạch, vay vốn xây dựng, rồi bán lại với mức giá cao hơn hàng trăm, ngàn lần là con đường ngắn nhất, dễ dàng nhất.

Những FLC, Sungroup, Vingroup… hiện có trong tay các dự án đầu tư khủng ở vị trí đắc địa, đồng thời cũng là vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng như Sầm Sơn – Thanh Hóa, Lý Sơn Quảng Ngãi, Qui Nhơn – Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh… và nhất là hiện nay tại các dự án ở 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc.

Nhiều nghi vấn về nguồn tiền của những tập đoàn này được hậu thuẫn bởi các ngân hàng Trung Quốc và lo ngại có cơ sở của cộng đồng đặt ra là nếu những dự án này, vào một ngày đẹp trời, bỗng trở thành tài sản của những ông chủ nợ Trung cộng thì điều gì sẽ xảy ra đối với chủ quyền quốc gia cũng như nhiều hệ lụy khác?

Không đơn thuần chỉ là những dự án kinh doanh của những tập đoàn kinh tế, có thể nhìn thấy ở đây cả một “quyết tâm chính trị” thống nhất từ thượng tầng thể chế khi nhanh chóng những dự án của FLC, Sungroup, Vingroup… được lập, trình, thông qua các thủ tục cấp phép, giao đất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, diễn ra với tốc độ chóng mặt. Tại Vân Đồn – một vị trí “phên dậu” của vùng Đông Bắc, cách biên giới Trung Quốc chỉ khoảng 100km, dù dự Luật đặc khu kinh tế, hành chính đang bị chựng lại do phản ứng dữ dội của người dân nhưng trên thực tế việc xây dựng hạ tầng như đường xá, sân bay, casino của Lê Viết Lam, resort nghỉ dưỡng cao cấp của Trịnh Văn Quyết… diễn ra rầm rộ từ trước đó nhiều năm và đang ở giai đoạn hoàn thiện.

Hôm 4.7, ông chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, Nguyễn Đức Long đăng đàn báo chí, hối thúc Quốc hội và Chính phủ thông qua dự luật đặc khu cũng như các dự án kinh tế vùng biên giới do Trung Quốc đầu tư xây dựng, để thúc đẩy kinh tế Quảng Ninh kết nối với Trung Quốc, bất chấp làn sóng phản đối của công chúng. Không có gì đảm bảo, nếu các dự án đầu tư đầy tham vọng của Sungroup, FLC, Vingroup ở những đặc khu kinh tế như Vân Đồn, Phú Quốc, Vân Phong và vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng này thất bại thì việc chuyển nhượng tài sản của các tập đoàn này cho những ông chủ mới người Trung Quốc sẽ không xảy ra. Khi đó, vai trò của những “con ngựa thành Troy” mới lộ rõ.

Quay trở lại thương vụ mua 44 máy bay Boeing Dreamliner 989 và Airbus A321 của FLC, người ta thấy là nếu những chuyên gia tài chính quốc tế có thể hiểu hơn về Việt Nam, thì việc mà FLC có thể bỏ qua cả bài toán tài chính ban đầu là một chuyện “dễ hiểu”. Vì chỉ phân nhỏ số tài sản của những bố già quyền lực của chính trường Việt Nam hỗ trợ cho FLC, thì tiền không phải là vấn đề.

Có thể khẳng định, quốc gia đang ngập chìm trong số nợ công khổng lồ và nền kinh tế yếu kém nhất khu vực Đông Nam Á này không thiếu những gia tộc giàu có khủng khiếp cỡ Lý Gia Thành, Lý Triệu Cơ… của Hongkong nhưng không bao giờ xuất hiện trên Forbes. Vấn đề ở chỗ, làm sao mà FLC có thể chia xẻ miếng bánh của thị phần bay ở Việt Nam là một điều hoàn toàn khác.

Với một đội bay tới 44 chiếc Boeing 989 và A321 Airbus cho tới năm 2023 như dự tính, FLC cần khai thác được lượng khách hàng khoảng 4-7 triệu lượt bay/năm. Với một kế hoạch kinh doanh ban đầu đưa ra là “đưa đón phục vụ khách tới các điểm du lịch nghỉ dưỡng của FLC trên toàn quốc” thì đây là điều không thể xảy ra. Nhưng nếu để phục vụ cho 4 triệu lượt khách Trung Quốc hiện tại và có mức tăng trưởng 30%/năm, thì đây lại là một kế hoạch kinh doanh “thần tình” vô tiền khoán hậu.

Thế lực chính trị nào có thể đảm bảo điều này cho FLC?

Ai có thể giựt khỏi miệng miếng bánh đang ăn của VietNam Airline, Vietjet Air và Jetstar Pacific – những sân sau đang mang nhiều lợi ích cho các “bố già” trong Bộ chính trị để dành cho FLC một mình một khoảnh thì là một câu hỏi cực lớn. Và nếu đúng như điều nghi vấn, thì trong số những “sát thủ kinh tế” khoác áo đại gia tỷ phủ đô la Mỹ ở xứ Việt, Trịnh Văn Quyết cũng là “con ngựa thành Troy” lớn nhất?

Tân Phong, ngày 01.07.2018

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”