Trùm cuối

Vụ Việt Á: Trùm cuối? Ảnh: Chân Trời Mới Media edited
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội và cả trên báo chí thường nhắc đến từ “Trùm cuối.” Từ này gợi cho người ta hình ảnh của tập đoàn mafia, của giới giang hồ, xã hội đen. Bởi “Trùm cuối” là kẻ cầm đầu, là đầu đàn, là đầu sỏ, là kẻ giấu mặt sai khiến tay chân, bộ hạ, thuộc cấp thực hiện những âm mưu, những kế hoạch. Đó là kẻ có quyền lực rất lớn, có sức mạnh khủng mới điều binh, khiển tướng được.

Trong vụ test kit Việt Á, đã có một Chủ tịch thành phố, một Bộ trưởng bị tước đảng và đi tù. Đã có vài chục cán bộ địa phương bị bắt và điều tra. Cũng đã có người tìm đến cái chết. Thế nhưng, dư luận vẫn chưa đồng tình, nhân dân vẫn chưa thoả mãn. Theo họ, một mình kẻ vô danh tiểu tốt như Phan Quốc Việt, giám đốc một công ty không tên tuổi, cơ sở sản xuất chỉ là căn phòng bé tý với khoảng chục nhân viên không có chuyên môn. Dù đã được một cựu nhà báo viết bài lăng xê như là một kẻ tài trí hơn người, tận tuỵ cống hiến với những khát vọng giúp đời, cứu người bằng những lời ca ngợi lên mây xanh. Cũng đã từng được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cấp huân chương. Thế nhưng từng ấy cũng không thể giúp cho Phan Quốc Việt tác oai tác quái một thời gian dài như vậy.

Một mình Việt không thể lấy tay che lấp bầu trời khi mua kit của Tàu với giá rẻ mạt, về kê khống giá gấp cả trăm lần để rút tiền ngân sách, để hút máu dân. Một mình Việt và vài ba ông lãnh đạo ban ngành liên quan không thể ban hành chủ trương chọc ngoáy khắp nơi, liên tục cả mấy tháng trời để kiếm chác chia nhau hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Với suy nghĩ như thế, người ta đặt vấn đề “Trùm cuối” cũng hợp lý thôi.

Dân phẫn nộ không chỉ bị đè ra bắt phải chọc ngoáy liên tục, không chỉ phải tốn kém đồng tiền xương máu mà còn việc đó khiến cho dịch bệnh có cơ hội lây lan khi có thời gian các nhân viên y tế không tuân thủ những quy định phòng ngừa khi xét nghiệm khiến con số bị nhiễm dịch và người tử vong lên cao ngất. Người ta cũng tự hỏi các kit xét nghiệm rẻ tiền đó có mang lại kết quả chính xác không? Nếu kết quả không chính xác lại bị lùa vào các trung tâm thu dung rồi chết oan mạng thì tội lỗi của chúng càng nặng nề và khủng khiếp hơn.

Giám đốc Việt Á xét cho cùng cũng chỉ là con buôn, thấy lợi mà làm gây hậu quả nghiêm trọng. Những cán bộ địa phương ham tiền mà bắt tay với chúng nhưng cũng lại xét cho cùng ở cái thế phải chấp nhận thôi. Vẫn biết làm sai nhưng không từ chối được vì đã có lệnh quan trên. Vẫn biết có thể ở tù nhưng cũng phải ký. Tiền ấn vào tay cộng với văn bản của quan lãnh đạo. Từ chối mà được sao? Như thế cũng là tội lỗi với dân rồi.

Nhưng tội nặng nhất, tàn nhẫn nhất, khốn nạn nhất chính là những kẻ lãnh đạo, được giao trách nhiệm phòng chống dịch lại cấu kết với nhau để hưởng lợi. Bày ra những biện pháp vô lý để hút máu dân. Đó mới chính là những kẻ đáng nguyền rủa. Phan Quốc Việt chỉ là con chốt thí của một trò âm mưu. Hai lãnh đạo cao cấp cũng đã bị bắt chờ ngày xử. Trong vụ án đốn mạt này còn có ai nữa chưa bị lộ mặt. Kẻ gọi là “Trùm cuối” là ai? Nếu chủ trương không có vùng cấm, không có ngoại lệ thì xin đề nghị hãy làm đến tận hang ổ cuối cùng.

Nếu làm rốt ráo, ném chuột không sợ vỡ bình, kẻ đầu sỏ bị lôi ra ánh sáng và bị xử tội theo đúng pháp luật quy định, được như vậy, dân mới hoan nghinh và hả dạ. Được như thế mới gọi là công bằng và lò sẽ cháy rực hơn.

Đỗ Duy Ngọc

Nguồn: FB Do Duy Ngoc

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.