Trung Quốc đang thu tóm doanh nghiệp Việt Nam

Quỹ đầu tư Trung Quốc Gaoling Fund LP trở thành cổ đông lớn của Vinacafe. Ảnh: Nhà Đầu Tư
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bị khủng hoảng. Các doanh nghiệp này dùng đủ chiêu trò, từ tuồn hàng lậu qua biên giới, làm giả nhãn mác, cho đến thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam làm phương tiện xuất khẩu sang Mỹ để né thuế. Điều này đặt nền kinh tế Việt Nam vào tình thế vô cùng bất lợi.

Theo báo Người Lao Động hôm 3/1/2019, đã viết một bài phản ánh tình trạng nhiều người môi giới và doanh nghiệp Trung Quốc đang ráo riết lùng mua các doanh nghiệp xuất cảng nông sản, thủy hải sản nhỏ và vừa, đặc biệt là doanh nghiệp thua lỗ hoặc thiếu vốn của Việt Nam.

Thủ đoạn của các doanh nghiệp Trung Quốc là đề nghị góp số vốn khổng lồ để đổi lấy quyền trực tiếp điều hành doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, khi nắm được quyền điều hành, họ sẽ tìm cách mua hết cổ phần hoặc làm cho doanh nghiệp thua lỗ và yêu cầu bỏ vốn đầu tư thêm. Nếu doanh nghiệp Việt không đủ tiền, họ sẽ ép thoái hết vốn, hoặc làm cho công ty thua lỗ kéo dài với mục đích cuối cùng là thâu tóm toàn bộ doanh nghiệp.

Tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam

Bằng công cụ tìm kiếm Google, người dùng có thể dễ dàng tra cứu được các thông tin chi tiết về hoạt động thâu tóm của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam. Họ thâu tóm từ nhà máy, dự án bất động sản, cho đến thương hiệu tiêu dùng Việt… Hiện nay, các hoạt động này bùng phát trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung căng thẳng. Có thể thấy, ý đồ của doanh nghiệp Trung Quốc là mượn nhãn mác Việt làm vỏ bọc để tuồn hàng vào thị trường Mỹ nhằm tránh những đòn trừng phạt thương mại từ phía Mỹ là quá rõ ràng.

Điều này đang có tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế Việt Nam. Do Việt Nam chỉ đóng vai trò là “trạm trung chuyển” cho hàng hóa Trung Quốc, nên phía Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực của chuyển dịch giả mạo, gian lận thương mại, và làm tăng nhập siêu. Động thái trên còn tạo nguy cơ sẽ có hàng chục nghìn doanh nghiệp Việt phá sản, người lao động mất việc làm, bởi số lượng hàng hóa khổng lồ của Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam.

Việt Nam trở thành bãi thải công nghệ

Nền kinh tế của Trung Quốc đang trong quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế công nghệ cao. Để đạt được mục tiêu này, họ cần phải chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và máy móc cũ sang các nước nhận đầu tư. Đây là lý do các doanh nghiệp của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài thường mang đem theo những công nghệ mà nước họ đã đào thải.

Thực tế là hầu hết các công nghệ, kỹ thuật của Trung Quốc hiện nay đều đã lạc hậu, có rủi ro môi trường cao, đặc biệt là gây ô nhiễm nguồn nước. Trong khi Việt Nam lại có hàng rào kỹ thuật (TBT) khá chậm và yếu, nên nếu nhiều doanh nghiệp Việt rơi vào tay Trung Quốc. Rất có thể Việt Nam sẽ là “bãi rác” để họ thải công nghệ độc hại và lạc hậu.

Nguy cơ Việt Nam bị Mỹ trừng phạt kinh tế

Mỹ hoàn toàn dự tính được việc Trung Quốc tuồn hàng sang nước thứ 3 để xuất đi, nên đã tiến hành xây dựng Luật Thuế chống lẩn tránh. Trong bối cảnh tranh chấp thương mại, Mỹ chắc chắn sẽ chú ý kỹ hơn đến luồng hàng hóa Trung Quốc thông qua một nước thứ ba như Việt Nam để vào Mỹ. Do đó, nếu Việt Nam để cho Trung Quốc lợi dụng tiêu thụ hàng hóa, khi đó, hàng hóa Việt Nam có nguy cơ rơi vào tầm ngắm trả đũa Mỹ.

Nếu để xảy ra tình trạng trên thì đó thực sự là điều đáng lo ngại. Bởi nó sẽ kéo theo một loạt sự áp đặt các biện pháp điều tra xuất xứ, điều tra bán phá giá… của Mỹ đối với hàng hóa từ Việt Nam. Điều này sẽ tạo ra nguy hại cực lớn đối với các hoạt động sản xuất của những doanh nghiệp Việt Nam.

Đó là chưa kể đến viễn cảnh tồi tệ là phía Mỹ sẽ đánh thuế các mặt hàng đến từ Việt Nam như là một biện pháp để tự vệ thương mại. Câu chuyện về mặt hàng thép Việt Nam nhưng có xuất xứ từ Trung Quốc từng bị Mỹ trừng phạt thuế 450% là một bài học cần ghi nhớ. Và điều đáng lo ngại là Mỹ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Nếu Mỹ đánh thuế nặng vào hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, không chỉ một doanh nghiệp mà cả nền kinh tế đều bị ảnh hưởng. Và không chỉ thuế cao, mà còn ảnh hưởng đến cả uy tín của quốc gia. Khi đó, Việt Nam có thể sẽ bị xếp chung vào một nhóm với Trung Quốc, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong nỗ lực tìm kiếm đối tác xuất khẩu, mở rộng quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Từ những hệ lụy đặt ra ở trên, có thể nhận thấy nếu nhà cầm quyền Việt Nam để cho các doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp Việt, thì nguy cơ nền kinh tế Việt Nam bị liên đới và cũng phải chịu các đòn trừng phạt thương mại từ phía Mỹ là rất cao. Đây không còn là câu chuyện mang tính thuần túy thị trường mà trở thành một vấn đề liên quan an ninh kinh tế của cả một quốc gia.

Tuy nhiên, do nhu cầu thổi phồng tăng trưởng kinh tế để che lấp những khó khăn nội bộ, nhà cầm quyền CSVN mở toang cánh cửa đầu tư, đặc biệt là đối với Trung Quốc qua hàng loạt động thái gần đây. Có thể kể đến như: cho phép tiêu tiền Nhân dân tệ ở biên giới để thúc đẩy trao đổi hàng hóa, cấp phép cho việc tăng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư Trung Quốc, nhất là vào các dự án bất động sản, xuất khẩu nông, thủy sản. Bên cạnh đó, đang có nhiều đồn đoán về việc nhà thầu Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thay thế nhà thầu Nhật Bản tiếp quản tuyến Metro trị giá gần 50.000 tỷ đồng tại Sài Gòn. Những diễn biến này cho thấy là càng ngày CSVN bị Trung Quốc nuốt chửng trên các mặt kinh tế, mậu dịch mà cả chính trị, ngoại giao.

Ngô Đồng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.