Trung Quốc giận dữ sau khi Mỹ thông qua đạo luật tăng cường hỗ trợ quân sự Đài Loan

Trung Quốc giận dữ phản đối sau khi Mỹ ban hành đạo luật hỗ trợ quân sự Đài Loan.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm qua, 24/12/2022, tổng thống Hoa Kỳ ký ban hành một đạo luật tăng cường hỗ trợ quân sự cho Đài Loan, với tổng trị giá 10 tỉ đô la (từ 2023 đến 2027), để đối phó với các đe dọa từ Trung Quốc. Ngay lập tức Bắc Kinh lên tiếng phản đối.

Luật tăng cường hỗ trợ quân sự cho Đài Loan (có tên gọi chính thức là Đạo luật Tăng cường Khả năng Phục hồi của Đài Loan – Taiwan Enhanced Resilience Act) thuộc Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Hoa Kỳ (National Defense Authorization Act, NDAA). Hãng tin Reuters, dẫn thông cáo của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, cho biết chính quyền Bắc Kinh “hết sức bất bình và kiên quyết phản đối’’ về nhiều điều khoản liên quan đến Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Hoa Kỳ, có thể ‘‘gây thiệt hại nghiêm trọng cho hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.”

Trong luật về quốc phòng mà tổng thống Mỹ vừa ban bố, có một sửa đổi hạn chế việc chính phủ Hoa Kỳ mua các sản phẩm có sử dụng chip máy tính, do một số công ty Trung Quốc sản xuất. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định chính quyền Mỹ “đã phớt lờ sự thật khi thổi phồng ‘mối đe dọa từ Trung Quốc,’ can thiệp vô cớ vào công việc nội bộ của Trung Quốc, đồng thời công kích và bôi nhọ Đảng Cộng Sản Trung Quốc – đây là những hành động khiêu khích chính trị nghiêm trọng đối với Trung Quốc.”

Về phần mình, bộ Quốc Phòng Đài Loan đã bày tỏ sự cảm ơn đối với chính quyền Mỹ, và khẳng định việc ban hành đạo luật nói trên cho thấy tầm quan trọng mà nước Mỹ dành cho mối quan hệ Đài Loan-Hoa Kỳ. Đài Bắc cho biết sẽ thảo luận với Washington về tiến trình thực thi đạo luật nói trên.

Theo Reuters, Hoa Kỳ là nhà cung cấp vũ khí và hỗ trợ quốc tế quan trọng nhất của Đài Loan, cho dù hai bên không có quan hệ ngoại giao chính thức. Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là một vấn đề thường xuyên gây khó chịu cho Bắc Kinh. Quân đội Đài Loan yếu hơn nhiều so với quân đội của nước láng giềng khổng lồ. Đặc biệt, lực lượng không quân của nước này thường xuyên bị đặt trong tình trạng căng thẳng, do phải liên tục nỗ lực ngăn chặn các cuộc xâm nhập của Trung Quốc tại các khu vực gần hòn đảo, từ 3 năm nay.

Đạo luật Tăng cường Khả năng Phục hồi của Đài Loan cũng khuyến khích các lực lượng Đài Loan tham gia cuộc tập trận hải quân đa quốc gia Rimpac, do Hoa Kỳ lãnh đạo, vào năm 2024. Chuyên gia quân sự Lu Li-shih, cựu giảng viên Học viện Hải quân Đài Loan ở Cao Hùng, cho biết các khoản tài trợ và cho vay nói trên của Mỹ có thể giúp Đài Loan nhận được nhiều vũ khí tối tân hơn từ Mỹ, đặc biệt là tàu chiến, vốn rất cần thiết cho việc tự vệ của Đài Loan.

Trọng Thành

Nguồn: RFI

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Biển cả. Ảnh: Getty Images

Tại sao hiệp ước mới của LHQ về “Biển cả” lại quan trọng đến vậy?

Gần hai phần ba đại dương nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế, kéo dài 200 hải lý (370km) từ bờ biển của các quốc gia. Điều này có nghĩa là khoảng 219 triệu km² đại dương, được gọi là “biển cả,” nằm ngoài thẩm quyền của bất kỳ quốc gia nào. Những khu vực này dễ bị tàn phá bởi các nhà nước, doanh nghiệp và tội phạm.

Vào ngày 4/3, các nhà đàm phán tại LHQ đã đồng ý về hiệp ước quốc tế đầu tiên để bảo vệ vùng biển cả. Hiệp ước này có thể đạt được những gì?

Nhà hoạt động Peter Lâm Bùi (ảnh trái) bị công an Đà Nẵng bắt và truy tố với cáo buộc "Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước" hôm 7/9/2022. Ảnh: FB Lê Quốc Quân

Lần đầu tiên hay lần cuối cùng?

Sau nhiều năm hành nghề luật với gần 10 năm gắn bó với nghề luật sư tranh tụng, tới ngày hôm nay, trong một vụ án chính trị ở Đà Nẵng, lần đầu tiên tôi bị buộc rời khỏi phòng xét xử trong khi chưa kết thúc phần tranh luận của mình. Một dấu lặng trên một đoạn đường khá dài mà tôi đã trải qua.