Trung Quốc Thẳng Tay Trấn Áp Cuộc Biểu Tình Của Người Tây Tạng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc biểu tình, ôn hòa trong những ngày qua, chống sự cai trị của Trung Quốc bỗng trở nên bạo động hôm thứ Sáu, ngày 14 tháng Ba năm 2008, làm thủ phủ Lhasa, Tây Tạng (Tibet) chìm trong mịt mù bởi khói từ những cửa hàng bị đốt cháy và khói cay cảnh sát Trung Quốc bắn vào người biểu tình. Đây là một sự thách đố cho Bắc Kinh giữ cho được một bộ mặt ôn hòa – hay trấn áp dữ dội – chỉ vài tháng trước ngày khai mạc Thế Vận Hội mùa Hè ở Bắc Kinh.

Từ hành lang của Quốc hội Trung Quốc, hiện đang có buổi họp thường niên, viên chức cao cấp nhất của Tây Tạng cho hay chính quyền sẽ dùng biệp pháp cứng rắn để đàn áp những “kẻ phản loạn”.

JPEG - 54.1 kb

Và cũng từ Ấn Độ, nơi đức Dalai Lama đang sống lưu vong, ngài kêu gọi chính phủ Trung Quốc đừng dùng vũ lực để trấn áp những người biểu tình Tây Tạng – đã kéo dài hơn hai mươi năm qua – nhằm chống lại sự cai trị của người Trung Quốc gần 60 năm nay.

Nhân chứng tại chỗ cho hay ở Lhasa, người biểu tình ném đá vào lực lượng an ninh, khách sạn, nhà hàng. Tòa Đại sứ Hoa Kỳ nói rằng có người báo cáo nghe tiếng súng nổ, và theo đài RFA, Reuters, AP… đã có nhiều người chết.

Các cửa tiệm bị đốt cháy hôm thứ Sáu nằm dọc theo những con đường chính bao vây khu vực chùa Jokhang, là ngôi chùa được tôn kính nhất của Lhasa và cũng là linh hồn của thành phố cổ xưa của Lhasa. Thanh niên Tây Tạng đốt cờ Trung Quốc và đồ đạc trên đường phố. Cảnh sát vũ trang với đồ chống biểu tình được hỗ trợ bởi xe tăng chận hết các ngã tư.

Cuộc phản đối này, ôn hòa trong năm ngày qua bỗng trở nên bạo động bất ngờ hôm thứ Sáu làm Bắc Kinh lo ngại.

Theo tin tức của nhóm sinh viên Ấn Độ ủng hộ Tây Tạng Tự Do thì hằng trăm người Tây Tạng tuần hành ở Xiahe, một thị trấn Tây Tạng nằm phía tây tỉnh Gansu. Các tu sĩ Phật giáo trương cờ Tây Tạng (bị cấm) trong cuộc tuần hành.

Ở Lhasa, cuộc phản đối đã khởi đầu với tu sĩ Phật Giáo đến nay đã đi vào quần chúng, là những người trút cơn giận dữ của họ cho người Trung Quốc và những cơ sở thương mãi cũng của người Trung Quốc. Rất nhiều cơ sở thương mãi của người Trung Quốc bị đánh phá.

Đức Dalai Lama, người mà dân chúng Tây Tạng xem như người lãnh đạo tinh thần của họ, đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc đừng dùng vũ lực trấn áp người Tây Tạng.

Tôi kêu gọi lãnh đạo Trung Quốc ngưng dùng vũ lực và giải quyết sự phẫn nộ vốn được kiềm chế đã qúa lâu của người Tây Tạng qua đối thoại. Tôi cũng thiết tha kêu gọi người dân Tây Tạng đừng dùng đến phương cách bạo động. Dalai Lama nói qua một bản tuyên bố được gởi đi từ Dhaermsala, Ấn Độ, nơi chính phủ lưu vong Tây Tạng hiện hoạt động.

Tài tử điện ảnh Hoa Kỳ Richard Gere, là một Phật tử, người đã từng lên tiếng ủng hộ sự độc lập của Tây Tạng từ năm 1978, nói rằng ông ta không ngạc nhiên khi nghe tin này.

Họ (người Tây Tạng) đã bị đàn áp dã man trong 55 năm qua, gần như cả sáu thập niên, Ông Gere nói với phóng viên CNN. Khi anh đàn áp con người, họ sẽ vùng lên. Tất cả mọi người sẽ vùng lên.

Tu sĩ Phật Giáo đóng vai trò then chốt

Tương tự như tu sĩ Phật Giáo dẫn đầu cuộc biểu tình ở Miến Điện, hôm tháng Chín năm rồi, Phật Giáo thấm nhuần vào đời sống của người dân Tây Tạng. Mặc dù nhà cầm quyền Trung Quốc kiểm soát ngặt nghèo mọi sinh hoạt của người dân Tây Tạng, tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng vẫn được người dân kính trọng do lòng mộ đạo và lòng thành tâm với văn hóa Tây Tạng, là một biểu tượng sống động của chủ nghĩa quốc gia Tây Tạng.

JPEG - 92 kb

Đã qua nhiều thập kỷ, Tây Tạng có những lúc đã là một phần của những triều đại phong kiến Trung Quốc thời xa xưa. Năm 1950, quân đội cộng sản Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng, tuyên bố vùng Hy Mã Lạp Sơn (Himalayan) là của họ và chiếm luôn những cứ điểm chiến lược ở các vùng núi nhìn qua đối phương của họ là Ấn Độ. Bị áp lực trầm trọng từ phía Trung Quốc làm đức Dalai Lama phải bỏ Tây Tạng và sống lưu vong sau một cuộc đảo chánh bất thành năm 1959.

Những vụ phản đối này bắt đầu hôm thứ Hai tuần rồi, kỷ niệm cuộc nổi dậy của người Tây Tạng năm 1959, khi 300 tu sĩ từ một ngôi chùa yêu cầu một số tu sĩ bị chính quyền bắt giam năm ngoái được thả. Những yêu cầu chính trị này ngay sau đó trở thành chủ đề cho những cuộc phản đối tiếp theo. Các tu sĩ khác cũng như người dân yêu cầu trao trả độc lập cho Tây Tạng và trương cờ Tây Tạng lên. Những cuộc bắt bớ bắt đầu xảy ra, đưa đến nhiều cuộc phản đối hơn.

Cuộc bạo động hôm thứ Sáu được ghi nhận vì cảnh sát đã được điều đến để ngăn chận một nhóm tu sĩ đang phản đối. Ngay sau đó, đám đông ủng hộ các tu sĩ kéo đến càng lúc càng đông, và khi cảnh sát xuất hiện với con số đông hơn, những người phản đối bắt đầu tấn công xe cảnh sát và các cửa tiệm.

Báo cáo mâu thuẫn về tổn thương

Theo một nhóm Tây Tạng lưu vong thì có hơn 30 người bị chết hôm thứ Sáu, và con số này có thể lên đến 100, nhưng cho đến nay vẫn chưa được kiểm chứng.

Theo thông tấn xã Xinhua (Tân Hoa xã) của nhà nước Trung Quốc thì con số tử vong chỉ là 10 người. Tuy nhiên, các bệnh viện ở Lhasa đã được lệnh không được tiết lộ bất cứ tin tức gì thêm.

JPEG - 37.4 kb

JPEG - 52.8 kb

Chính quyền Tây Tạng thì đổ lỗi cho Dalai Lama và kết án ngài nặng nề, cũng theo Xinhua.

Tây Tạng vốn là tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc, đã được Bắc Kinh đổ vốn đầu tư và phụ cấp nhiều để làm giảm sự phẫn nộ của người Tây Tạng. Tuy nhiên, người Tây Tạng than phiền là những phúc lợi kinh tế này chính là để làm giàu người Trung Quốc ở Tây Tạng, là những người mới di dân đến đây, làm cho người Tây Tạng vốn đã nghèo khổ giờ càng nghèo hơn.

Trung Quốc, vốn đã đầu tư hằng tỉ đô-la để chuẩn bị cho Olympics, nhằm xây dựng một thanh thế và hình ảnh tốt đẹp cho mình. Chỉ còn năm tháng nữa trước ngày khai mạc, Trung Quốc những tưởng được thế giới khen ngợi. Thay vào đó, những cuộc phản đối này đã thu hút sự chú ý của thế giới mà Bắc Kinh chẳng muốn tí nào.

Tòa Bạch Ốc đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng văn hóa Tây Tạng, trong lúc Đại sứ Hoa Kỳ ở Trung Quốc yêu cầu các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc kiềm chế trong lúc giải quyết vần đề với người biểu tình, theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Sean McCormack cho hay.

Bắc Kinh cần tôn trọng văn hóa Tây Tạng? Chúng tôi lấy làm tiếc có xung đột căng thẳng giữa các nhóm chủng tộc và Bắc Kinh, theo phát ngôn viên Tòa Bạch Cung ông Gordon Johndroe. Tổng thống Bush đã luôn luôn cho rằng Bắc Kinh cần đối thoại với đức Dalai Lama.

Âu châu kêu gọi Bắc Kinh tự chế

Những nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu cũng lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh phải tự chế và bình tĩnh về vấn đề Tây Tạng, nhưng cùng lúc đã lên án Bắc Kinh đã hành xử vụng về trong chuyện này.

JPEG - 47.2 kb

JPEG - 46 kb

Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc bà Louise Arbour đã cho phát bản tin bày tỏ mối lo âu tình huống ngày càng căng thẳng. Bà cũng kêu gọi Trung Quốc cho phép những người biểu tình được thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của họ, kiềm chế việc dùng vũ lực quá đáng trong lúc duy trì trật tự.

Chủ tịch Ủy ban Thế Vận Hội Thế giới ông Jacques Rogge từ chối có ý kiến về chuyện biểu tình phản đối ở Tây Tạng. Nhưng ông cho rằng vấn đề nhân quyền không là mục đích cần lưu ý của ông. Chúng tôi không là một tổ chức hoạt động cho nhân quyền. Ông cũng cho rằng: “tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh không giải quyết được gì, nhưng chỉ tổn hại cho vận động viên.”

Tin mới nhất theo thông tấn xã Trung Quốc Xinhua: “Chính quyền kêu gọi những kẻ phản loạn ra đầu thú trước thứ Hai này, và sẽ được nhà nước khoan hồng, ân xá… “

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.