Trung Tâm Quốc Tế Nhân Quyền kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp cho nhà hoạt động Phạm Minh Hoàng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trung Tâm Quốc Tế Nhân Quyền hôm 5 tháng Sáu, 2018, đã đệ nạp lên các Đặc Sứ Liên Hiệp Quốc kêu gọi can thiệp về việc nhà hoạt động Phạm Minh Hoàng bị nhà cầm quyền Việt Nam thu hồi quốc tịch và trục xuất ông qua Pháp, cho rằng việc thu hồi quốc tịch Việt Nam của ông là “hoàn toàn tùy tiện”.

Sau đây là nguyên văn đơn đệ nạp lên các Đặc Sứ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

– – –

Thay mặt cho ông PHẠM MINH HOÀNG đệ nạp lên

Đặc Sứ Liên Hiệp Quốc về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ý kiến và biểu đạt, Đặc Sứ về quyền tự do tụ họp và lập hội, và Đặc Sứ về tình trạng của các nhà bảo vệ nhân quyền.

Trung Tâm Quốc Tế Nhân Quyền
Đại Học Luật Northwestern Pritzker

Bridget Arimond, Giáo Sư Luật
Callhan Garrett
Alexa Posliff
Luật Sư của ông Phạm Minh Hoàng

Ngày 5 tháng Sáu, 2018

Trung Tâm Quốc Tế Nhân Quyền kêu gọi các đặc sứ nhân quyền Liên Hiệp Quốc can thiệp với Chính quyền Việt Nam cho nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Phạm Minh Hoàng

Gần một năm đã trôi qua từ khi ông Phạm Minh Hoàng bị buộc rời bỏ Việt Nam và bị lưu đày, Trung Tâm Quốc Tế Nhân Quyền (CIHR) thuộc Đại Học Luật Northwestern Pritzker thay mặt ông để kêu gọi các đặc sứ Liên Hiệp Quốc (LHQ) về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ý kiến và biểu đạt, Đặc Sứ LHQ về quyền tự do tụ họp và lập hội, và Đặc Sứ LHQ về tình trạng của các nhà bảo vệ nhân quyền.

Ông Phạm Minh Hoàng là một người hoạt động ôn hòa lâu năm cho dân chủ và nhân quyền cho quê hương Việt Nam của ông. Để trả đũa cho các hoạt động bảo vệ nhân quyền và tranh đấu cho quyền tự do ý kiến, biểu đạt và tụ hội của ông, chính quyền Việt Nam đã thu hồi quốc tịch Việt Nam của ông Hoàng vào tháng Năm 2017, và dùng vũ lực trục xuất ông ra khỏi Việt Nam vào tháng Sáu 2017 qua Pháp, nơi mà ông có song tịch vào thập niên 90. Tuy nhiên kể từ khi ông trở về sinh sống tại Việt Nam trong gần hai thập niên qua, ông đã không còn cư ngụ tại Pháp nữa. Việc trục xuất đã chia cắt gia đình ông, gồm có người vợ không phải là công dân Pháp, một bé gái và một người anh tàn tật cần sự chăm sóc hàng ngày của ông Hoàng. Ngoài ra ông còn bị tách rời khỏi quê hương nơi ông cống hiến đời mình cho dân chủ và nhân quyền trong nhiều năm qua.

Việc thu hồi quốc tịch của ông Hoàng để dọn đường cho việc trục xuất là một hành vi tồi tệ bởi vì ông không được thông báo trước tình trạng quốc tịch của ông đang có nguy cơ và cũng không có cơ hội nào – trước hay sau việc thu hồi – để khiếu nại về lý do bị thu hồi quốc tịch. Cho đến ngày hôm nay, ông vẫn chưa được biết lý do bị thu hồi quốc tịch, và mọi nỗ lực để khiếu nại quyết định này đã bị lờ đi.

Đơn đệ nạp của CIHR lên các đặc sứ Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh đặc biệt đến hành động thu hồi quốc tịch của ông Hoàng và trục xuất ông qua Pháp đã vi phạm nghĩa vụ của Việt Nam đối với Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị và do đó ông Hoàng phải được hưởng biện pháp chỉnh sửa. Những hành động này vi phạm quyền của ông Hoàng không bị tước đoạt quốc tịch một cách tùy tiện, quyền ở lại xứ sở mình, và quyền không bị can thiệp vào đời sống gia đình, cũng như quyền tự do ý kiến, biểu đạt và tụ hội. Chiếu theo luật pháp quốc tế, ông Hoàng phải được hưởng biện pháp chỉnh sửa đối với những vi phạm này bao gồm việc phục hồi lại quốc tịch Việt Nam của ông.

Bà Bridget Arimond, Giáo sư Luật của Trung Tâm Quốc Tế Nhân Quyền thuộc Đại Học Luật Northwestern Pritzker, và cũng là luật sư cho ông Hoàng tuyên bố rằng, “Việc thu hồi quốc tịch Việt Nam của ông Phạm Minh Hoàng là hoàn toàn tùy tiện. Quyết định này được thi hành mà không thông báo trước với ông Hoàng, không viện dẫn lý do thu hồi, và không có cơ hội nào trước hay sau đó để ông Hoàng khiếu nại về việc này. Các hoạt động ôn hòa của ông Hoàng trước đó đã bị Chính quyền Việt Nam trả đũa bằng những hành động như bắt giữ, giam cầm dài hạn, thẩm vấn liên tục. Với bối cảnh đó, kết luận duy nhất có thể rút ra là ông bị tước quốc tịch và bị trục xuất khỏi quê hương là vì những hoạt động ôn hòa cho dân chủ và nhân quyền, với tư cách cá nhân cũng như với tổ chức dân chủ Việt Tân. Chúng tôi kêu gọi các Đặc Sứ hãy lên tiếng với Chính quyền Việt Nam để phục hồi quốc tịch của ông Phạm Minh Hoàng và mau chóng để ông trở lại với gia đình và quê hương.

Center for International Human Rights asks UN human rights experts to intervene with Government of Vietnam on behalf of exiled Vietnamese human rights and pro-democracy activist Pham Minh Hoang

June 5, 2018

As the one-year anniversary of his forced exile from Vietnam approaches, the Center for International Human Rights (CIHR) of Northwestern Pritzker School of Law has appealed on behalf of Pham Minh Hoang to the UN Special Rapporteur on the promotion and protection of the right to freedom of opinion and expression, the UN Special Rapporteur on the rights to freedom of peaceful assembly and of association, and the UN Special Rapporteur on the situation of human rights defenders.

Pham Minh Hoang is a long-time non-violent advocate for democracy and human rights in his home country, Vietnam. In retaliation for his exercise of the rights to freedom of opinion, expression and association and his efforts as a human rights defender, the Government of Vietnam revoked Mr. Pham’s Vietnamese citizenship in May 2017 and in June 2017 forcibly expelled him from his homeland to France, a country as to which he had acquired dual citizenship in the mid-1990’s but in which he had not lived since his return to Vietnam nearly two decades ago. His expulsion has separated him from his family, including his wife, who is not a French national, their young daughter, and a disabled brother who was dependent on Mr. Pham for his daily care. Equally, it has separated him from the land that is his home and from the pro-democracy, pro-human rights advocacy to which he has dedicated himself for so many years.

The revocation of Mr. Pham’s citizenship, which paved the way for his expulsion, was particularly egregious because Mr. Pham was given no prior notice that his citizenship was in jeopardy and no opportunity – before or after the revocation – to challenge the basis for the revocation. To this day, he has never been told the reasons for the revocation, and his attempts to appeal the decision in Vietnam have been ignored.

CIHR’s submission to the Special Rapporteurs highlights the ways in which Vietnam’s actions in revoking Mr. Pham’s citizenship and expelling him to France violate Vietnam’s obligations under the Universal Declaration of Human Rights and the International Covenant on Civil and Political Rights and entitle Mr. Pham to a remedy. These actions violate Mr. Pham’s right not to be arbitrarily deprived of his nationality, his right to remain in his own country, and his right not to be subjected to interference with his family life, as well as his rights to freedom of opinion, expression and association. As a matter of international law, Mr. Pham is entitled to a remedy for these violations that includes the restoration of his citizenship.

“Vietnam’s revocation of Pham Minh Hoang’s citizenship was completely arbitrary. The decision was made with no prior notice to Mr. Pham, no statement of reasons for the revocation, and no opportunity, before or after the fact, for Mr. Pham to challenge the revocation,” said Bridget Arimond, attorney for Mr. Pham and Clinical Professor of Law at Northwestern Pritzker School of Law’s Center for International Human Rights. “Mr. Pham’s non-violent activism has led in the past to severe retaliatory acts by the Government of Vietnam, including arrest, lengthy imprisonment, and repeated interrogations. Against this background, the only conclusion that can be drawn is that he was stripped of his citizenship and expelled from his homeland in retaliation for his non-violent advocacy for democracy and human rights, which he engaged in individually and in association with the NGO Viet Tan. We are asking the Special Rapporteurs to appeal to the Government of Vietnam to restore Mr. Pham’s citizenship and to expedite his return to his homeland and his family.”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.